eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, BS vui lòng cho biết tác dụng của Cao Hổ Cốt đối với người lớn tuổi.
Trả lời:
Cao hổ cốt được coi là “thần dược” chữa trị các bệnh về xương khớp, giảm đau, suy nhược cơ thể…Tuy nhiên cao hổ cốt không có tác dụng chữa “bách bệch” như người ta thường nghĩ. Khi dùng cao hổ cốt, người bệnh cần phân biệt cao thật, cao giả và những lưu ý khi sử dụng sản phẩm này. Cao hổ cốt là gì: Cao hổ cốt là hỗn hợp thu được khi đem đun toàn bộ xương, cốt của một hoặc nhiều con hổ ở một nhiệt độ và thời gian nhất định. Thành phần của cao hổ cốt - Chứa collagen. - Mỡ, calcium phosphate. - Calcium carbonat, magiesium phosphate. - Trong đó collagen là hoạt chất chính. - Gelatin của hổ cốt chứa 17 amino-acid, lượng acid amin trong xương hổ cao gấp 900 các loại xương động vật khác và có tỷ lệ đạm toàn phần rất cao… Tác dụng của cao hổ cốt (Bổ dưỡng cơ thể + phòng chống các bệnh liên quan đến xương khớp) Vị mặn, tính ấm, vào được hai kinh can và thận. - Bổ dương, trục phong hàn, trấn thống (giảm đau). - Làm mạnh gân cốt, trừ thấp. - Chữa các chứng tê thấp, đau nhức gân xương, đi lại khó khăn, chân tay co quắp, thoái hóa xương khớp, suy nhược cơ thể… Những lưu ý khi dùng cao hổ cốt: 1.Tuổi dùng cao hổ cốt: Đàn ông: từ 40 tuổi trở lên Phụ nữ: từ 35 tuổi trở lên. Lưu ý: Khi dùng cao hổ cốt phải có sự chỉ định của thầy thuốc. Cao hổ cốt chủ yếu sử dụng cho những người lớn tuổi khi thận khí bắt đầu suy, xương cốt bắt đầu lão hóa… Lứa tuổi sử dụng cao hổ cốt là trung niên ở cả nam và nữ (Ảnh minh họa) 2 Cách dùng cao hổ cốt: + Ngày dùng 6 - 12g, thái miếng nhỏ ngậm cho tan trước khi đi ngủ. + Ngâm rượu để uống (1 lạng cao trong 1 lít rượu) để càng lâu càng tốt. Thời gian ngâm ít nhất là 1 tháng. 3. Cách phân biệt cao thật, cao giả Cao thật: + Cao hổ cốt thực nấu với tỷ lệ 5 hổ một sơn dương, nấu đúng kĩ thuật thì có mầu vàng ngà hơi trong, người lành nghề có thể kiểm định được. + Cao hổ cốt rất hiếm trên thị trường, hầu như không thể mua được cao hổ cốt thật. Cao giả: + Nấu bằng xương chó, xương khỉ.. + Nấu bằng xương trâu, bò, lợn.. + Màu nâu đen, không trong và không có màu vàng ngà. Trong dân gian, có một số cách thử: + Cao hổ thật thì khi cắm ngọn cỏ tươi trên mặt cao thì ngọn cỏ phải héo úa,. + Cao hổ thật khi chó ngửi thấy phải bỏ chạy hoặc khi tiếp xúc, chó sẽ rên hư hử và rúm ró toàn thân. + Người uống cao sẽ cảm thấy một luồng khí nóng chạy khắp cơ thể… Tuy nhiên những cách thử này thiếu căn cứ khoa học. 4. Những kiêng kỵ khi dùng cao hổ Theo y học cổ truyền, cao hổ có tính nóng và trợ dương khá mạnh nên những người mắc các chứng bệnh thuộc thể âm hư hỏa vượng không được uống: + Người gầy, hay có cảm giác nóng trong hoặc sốt về chiều. + Người hay có cơn bốc hỏa, đầu choáng mắt hoa, tai ù tai điếc, lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực rạo rực không yên. + Hai gò má đỏ, môi khô miệng khát, đổ mồ hôi trộm. + Đại tiện táo kết, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ, không hoặc ít có rêu lưỡi... + Những người bị tăng huyết áp, gan, thận cấm chỉ định dùng cao xương hổ. Thân ái chào bạn !
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play