eDoctor
Câu hỏi:
E chào bác sỹ ak.e có 1 vấn đề rất muốn hỏi rất mong bác sỹ tư vấn giúp e ak e bị rụng tóc đã lâu mà vẫn chưa tìm ra cách giải quyết.tóc rụng 1 ngày dưới 100 sợi là chuyện bt nhưng e thấy nó rụng triền miên càng ngày chân tóc mọc lên càng mảnh và như muốn k mọc nữa ak. Khi ngủ hay bị tê tay chân . Có phải e thiếu chất gì không a? Xin bác sỹ tư vấn giúp e. Cám ơn bác sỹ rất nhiều
Trả lời:
"Chào bạn, Có nhiều nguyên nhân gây ra rụng tóc: - Rụng tóc do nguồn nước bẩn, môi trường ô nhiễm, tiếp xúc nhiều với hóa chất - Rụng tóc do thiếu sắt, kẽm. - Rụng tóc sau sinh hoắc thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ. - Rụng tóc do thói quen làm đẹp không đúng cách: buộc tóc quá chặt, duỗi ép không đúng cách - Rụng tóc do dùng các loại thuốc chữa bệnh mà gây tác dụng phụ. - Rụng tóc vì đang mắc bệnh ung thư phải hóa , xạ trị. - Nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường, rối loạn nội tiết tố, mất cân bằng tuyến giáp cũng gây nên bệnh rụng tóc. Điều trị rụng tóc khó có thể điều trị tận gốc. Trước tiên bạn cần xác định được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc của bản thân nhằm có hướng điều trị đúng và hiệu quả. Ngoài ra có thể hạn chế tình trạng rụng tóc bằng cách : - Không nên thường xuyên sấy tóc, hạn chế uốn, ép, nhuộm tóc trong thời gian ngắn vì khi tóc tiếp xúc với các hoá chất và nhiệt độ cao sẽ làm cho các dưỡng chất protein trong tóc bị suy yếu, tóc bị khô, mỏng và dễ gãy rụng hơn. - Gội đầu đúng cách. Khi gọi đầu bạn nên chọn các loại dầu gội phù hợp với mái tóc. Mát xa và gãi nhẹ nhàng da đầu để không bị làm bong tróc chân tóc. Không nên chải tóc khi gội vì khi tóc ướt sẽ rất yếu và dễ bị rụng. Cũng không nên lau chà tóc mạnh tay với khăn lau vì sẽ làm ảnh hưởng đến lớp protein bao bọc quanh tóc làm tóc yếu hơn. - Sử dụng các loại mặt nạ thiên nhiên như mặt nạ mật ong, dầu dừa, oliu, trứng gà để giúp tóc khỏe mạnh, bóng mượt hơn. - Chế độ ăn uống cũng cần phải khoa học điều độ thì hiện tượng tóc rụng cũng có thể được khắc phục. Bạn nên bổ xung các loại thực phẩm giàu sắt và kẽm là những khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Các thực phẩm chứa nhiều sắt là các loại thịt đỏ, cá, rau cải xoong, cải xoắn, và các loại ngũ cốc - Bổ xung Protein để hỗ trợ tái tạo một mái tóc bóng mượt và khỏe mạnh. Protein có nhiều trong thịt gia cầm, trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa và các loại đậu. - Bổ xung vitamin C: để cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C gồm các loại trái cây có vị chua, rau lá xanh, cà chua… Rau củ và trái cây luôn tốt cho sức khỏe và mái tóc của bạn - Axit béo Omega-3: Sẽ đóng vai trò duy trì độ ẩm và hạn chế sự gãy rụng cho tóc. Axit béo Omega 3 có nhiều trong các loại cá ngừ, cá hồi, cá thu .. - Vitamin B sẽ giúp tóc khỏe mạnh hơn. Vitamin B có nhiều trong men bia, lúa mì, đậu lăng, hạt hướng dương, đậu nành… Cần hạn chế căng thẳng, stress.Khi tinh thần mệt mỏi , mất ngủ não không được nghỉ ngơi sẽ làm cho các tế bào không được phục hồi , cơ thể không hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng khiến mái tóc bị suy yếu và gãy rụng. Vì vậy cần duy trì một lối sống, tinh thần sảng khoái, và biết những cách chăm sóc mái tóc thì bạn sẽ không còn phải lo âu, buồn phiền vì mái tóc nữa. Còn về vấn đề tê tay chân khi ngủ , có thể chỉ là dấu hiệu sinh lý bình thường ( như việc bạn kê tay lên đầu khi ngủ, để trong tư thế lâu như vậy thì bị tê tay là bình thường) nhưng cũng nên cẩn thận vì nó cũng có thể có nguyên nhân do bệnh lý như: - Ăn uống thiếu các vitamin và khoáng chất như B1, B12, Axit Folic, Calci, Kali....Trường hợp này thường gặp ở người gầy yếu, thể lực suy kém, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em kém ăn. - Các dây thần kinh ngoại vi bị tổn thương do bệnh tiểu đường. - Do tư thế đứng, ngồi làm cho quá trình lưu thông máu gặp khó khăn, sinh ra các axit cũng có thể gây tê tay chân. - Tê chân tay thường xảy ra do ảnh hưởng của thời tiết. Những người mà sức đề kháng suy giảm thì khi gặp trời lạnh, gió mạnh sẽ khiến cho khí huyết ngưng trệ gây rối loạn cảm giác. - Tê tay chân cũng có thể là tác dụng phụ khi dùng một số loại thuốc. - Hay bị tê chân tay bệnh lý có thể do các nguyên nhân rối loạn về chuyển hóa như đái tháo đường, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, béo phì. Nếu chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường thì bạn nên vận động nhẹ nhàng chân tay, xoa bóp thư giãn tay chân, đi lại nhẹ nhàng. Nên tạo cho mình thói quen ăn uống với một chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng cũng như các vi chất cần thiết khác, tránh làm việc quá sức và ngồi lâu trong một tư thế, dẫn đến tình trạng mạch máu khó lưu thông. Nếu không thấy đỡ bạn nên đi khám tìm chính xác nguyên nhân và được điều trị hiệu quả. Thân mến!
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play