eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, Mẹ em năm nay được 54 tuổi, chân bị đau nhức triệu chứng gần giống với bệnh giãn tĩnh mạch nhưng không có nổi gân. Bác sỹ cho em hỏi để biết được chính xác bệnh em phải làm sao và nên đến bệnh viện nào để được chuẩn đoán chính xác nhất tại tphcm. Em cảm ơn rất nhiều.
Trả lời:
Chào bạn Tĩnh mạch ở chi dưới có 2 loại nông và sâu. - Tĩnh mạch nông thì thấy được ở ngoài da, thường được dùng để rút máu xét nghiệm hoặc để truyền dịch, chích thuốc đường tĩnh mạch…Khi các tĩnh mạch này nổi lên có thể dễ dàng nhìn thấy thì gọi là giãn tĩnh mạch. - Tĩnh mạch sâu nằm sâu trong cơ nên nhìn ngoài không thấy được. Các vấn đề liên quan đến tĩnh mạch sâu bao gồm suy van tĩnh mạch sâu. Tuy là hai bệnh thực thể khác nhau nhưng giãn tĩnh mạch và suy van tĩnh mạch chi dưới đều có chung nguyên nhân, bao gồm: - Thói quen đứng hay ngồi lâu gây ứ trệ máu và tăng áp lực tĩnh mạch của chi dưới. - Huyết khối tĩnh mạch sâu ngăn cản dòng máu trở về tim. - Viêm tĩnh mạch với hình thành huyết khối trong các tĩnh mạch sâu hoặc nông. - Khiếm khuyết van do bẩm sinh. - Nhiều yếu tố khác: nữ giới, sinh đẻ nhiều, béo phì hay quá cân, táo bón kinh niên, di truyền, nội tiết, sử dụng thuốc ngừa thai, môi trường làm việc nóng và ẩm, lười thể dục, hút thuốc lá, tuổi trên 50... Với dãn tĩnh mạch chi, việc chẩn đoán khá đơn giản vì các búi hoặc mạng tĩnh mạch nổi lên, có thể quan sát được. Riêng đối với suy van tĩnh mạch chi dưới cần phải làm thêm các xét nghiệm đông máu; Siêu âm Duplex đo tốc độ dòng máu và xem xét cấu trúc các tĩnh mạch chân và chụp X-quang tĩnh mạch để xem xét về giải phẫu của tĩnh mạch để có chẩn đoán chính xác Để điều trị, có thể tóm tắt như sau. Nếu có các triệu chứng như tê mỏi, chuột rút bắp chân, đau tức sưng cổ chân khi đi lại thì mổ lột bỏ tĩnh mạch nông nếu tĩnh mạch to và ngoằn ngèo như con đỉa; mang vớ tĩnh mạch (vớ tạo áp lực từ đùi đến cổ chân) nếu là suy van tĩnh mạch sâu được xác định bằng siêu âm Doppler tĩnh mạch chân). Để phòng bệnh, cần tránh các tư thế đứng hoặc ngồi yên quá lâu. Khi phải làm việc, có thể nhún nhẩy chân từng lúc để giúp máu lưu thông về tim tốt hơn. Tránh các tư thế ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân, ngồi bó gối… Rửa chén bát với tư thế đứng tốt hơn ngồi. Đi vệ sinh ngồi xí bệt tốt hơn là xí xổm. Để biết rõ hơn, bạn có thể đưa mẹ đến khám tại phòng khám Bệnh viện Nhân dân Gia Định –Khoa Ngoại Lồng ngực Mạch máu ( lầu 2 ) hoặc phòng khám Lồng ngực – Mạch máu BV Hoàn Mỹ Đồng Nai hoặc Sài gòn để được xét nghiệm và có hướng điều trị thích hợp Chúc mẹ bạn chóng bình phục
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play