eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, Bác si oi chau đang nuôi bé dc 2 thang tuổi. Chau bị táo bón nặng ( là mẹ bị , không phải em bé bị ạ) . Cháu ăn rau uống nhiều nước mà không hết ạ. Cháu nén làm gi bay giờ ạ.
Trả lời:
chào bạn! Đa phần các sản phụ đều sợ phải đối mặt với triệu chứng "Táo bón sau sinh" bởi táo bón kéo dài sẽ dẫn đến các hệ lụy nghiêm trọng như trĩ, sa trực tràng, sa dạ con, ... gây nhiều phiền toái cho công việc và sinh hoạt. Làm gì để loại trừ táo bón mà không ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con yêu chính là nỗi băn khoăn, lo lắng nhất với Phụ nữ sau sinh. Nguyên nhân Nguyên nhân do sinh hoạt: - Sau khi sinh, sản phụ thường hạn chế đi lại, nằm nghỉ trên giường nhiều nên vận động của ruột yếu đi, phân lưu lại ruột lâu, bị ruột tái hấp thu nước nhiều nên phân khô, cứng lại gây táo bón. - Chế độ ăn của sản phụ thường kiêng khem hơn bình thường cùng với tâm lý hạn chế uống nước để sữa đỡ bị loãng cũng là một nguy cơ gây tăng táo bón Các nguyên nhân sinh lý: - Phụ nữ ở thai kỳ cuối, vào thời điểm sắp sinh tử cung to, chèn ép các vùng kế cận trong đó có ruột kết, ruột hình chữ S và ruột thẳng khiến cho nhu động ruột bị giảm gây táo bón, thường gọi là “táo bón khi mang thai”. - Trong thời gian thai kỳ, âm huyết tập trung để nuôi dưỡng thai nên đại tràng kém được nuôi dưỡng gây khô táo ruột mà sinh táo bón, ở những người mà triệu chứng táo bón xuất hiện từ những tháng cuối của thai kỳ thì sau khi sinh xong táo bón có nguy cơ nặng hơn. - Phụ nữ sau sinh thường mất huyết, mất sản dịch nên cơ thể hư hao tân dịch, máu chưa kịp xuống nuôi đại tràng. Như trên đã đề cập trong thời kỳ thai lớn đại tràng đã kém được nuôi dưỡng đến khi sinh xong, khí huyết lại bị hư tổn nặng nề nên rất dễ dàng bị táo bón. Hiện tại Đông y cho rằng đây là nguyên nhân chủ yếu gây táo bón ở phụ nữ sau sinh và xếp nguyên nhân gây táo bón do khí huyết hư tổn, cơ thể suy nhược ở phụ nữ sau sinh vào loại “hư chứng”. Những phụ nữ trước khi sinh hoặc khi chưa thai nghén mà thường xuyên bị táo bón do các nguyên nhân thực chứng như cơ thể thực nhiệt, đại tràng dài,.... thì nguy cơ bị táo bón sau khi sinh sẽ tăng lên rõ rệt, gây đau đớn khi đại tiện và cũng dễ rách hậu môn hay trĩ, rồi sa tử cung, sa trực tràng hơn những sản phụ bình thường. Phụ nữ sau sinh nếu bị táo bón cần sớm thiết lập lại phản xạ đại tiện bình thường để tránh những hậu quả không tốt cho cơ quan tiêu hóa và sinh sản sau này. Vì đang trong giai đoạn cho con bú nên người phụ nữ cần suy xét để sử dụng các giải pháp loại trừ táo bón phù hợp mà không ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con. Lựa chọn tốt nhất là các sản phẩm Đông y có công dụng ích huyết để nhuận tràng. Với nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược, lại có những vị như Hoàng kỳ, Sinh địa, Đương quy là những dược liệu thường được dùng trong các bài thông sữa, lợi sữa nên Ích huyết nhuận tràng Nam Dược không những giúp bạn loại trừ táo bón mà còn giúp bé yêu của bạn có một nguồn sữa an toàn và dồi dào hơn. Ăn uống chữa táo bón sau sinh Rất nhiều sản phụ sau khi sinh thường bị táo bón. Chị em thường có biểu hiện âm hư hoả vượng: sắc mặt không tươi nhuận, hanh vàng, da khô, miệng nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch lý không bình thường. Cháo vừng đen: Cháo khoai lang: Cháo bầu dục lợn: Cháo cà rốt: Gà hấp khoai tây: Gà hấp táo tàu: Chè chuối tiêu: Chè mật ong: Đu đủ Khoai sọ: Nước hạt tía tô: Để phòng bệnh, chị em nên ăn nhiều các thức ăn mềm, dễ tiêu, thực phẩm có chất xơ như rau tươi, quả chín...; không nên ăn các chất quá cay nóng như ớt, hạt tiêu và các chất kích thích như cà phê, chè, rượu, thuốc lá... Chúc bạn nhanh lành bệnh.
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play