eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, Mẹ em năm nay 55 tuổi, mẹ em mắc bệnh tiểu đường gần 10 năm nay đang ở giai đoạn tuyp 2 ạ Bác sĩ cho em hỏi tại sao tối nào mẹ em cũng bị cào ruột với lại khó ngủ ạ? Có phải do tác dụng phụ từ thuốc không? Và mình có cách nào để làm giảm hoặc mất đi các triệu chứng đó ? Ngoài ra cũng cho em xin hỏi là ở tuyp 2 thì tỉ lệ mắc các biến chứng có cao không ạ.. và có biện pháp nào để ngăn chặn hay không? Em xin cảm ơn bác sĩ
Trả lời:
chào bạn! Đái tháo đường type II.có nhiều biến chứng Biến chứng Biến chứng cấp tính - Hôn mê nhiễm toan ceton: - Hạ glucose máu - Hôn mê tăng glucose máu không nhiễm toan ceton - Hôn mê nhiễm toan lactic - Các bệnh nhiễm trùng cấp tính. Biến chứng mạn tính: Thường được chia ra bệnh mạch máu lớn và mạch máu nhỏ hoặc theo cơ quan bị tổn thương: - Bệnh mạch máu lớn: Xơ vữa mạch vành tim gây nhồi máu cơ tim, hội chứng mạch vành cấp, xơ vữa mạch não gây đột quỵ, xơ vữa động mạch ngoại vi gây tắc mạch. - Bệnh mạch máu nhỏ: Bệnh võng mạc đái tháo đường, bệnh thận đái tháo đường, bệnh thần kinh đái tháo đường (Bệnh lý thần kinh cảm giác - vận động, thần kinh tự động) Phối hợp bệnh lý thần kinh và mạch máu: Loét bàn chân đái tháo đường. Đối với trường hợp của mẹ bạn nên tham khảo thêm: Nguyên tắc tổng quát nhất về mặt ăn uống mà bất cứ người bệnh ĐTĐ nào cũng nên áp dụng là ăn nhiều bữa trong ngày, lựa chọn đúng những thực phẩm không làm tăng đường huyết, ăn chậm, nhai kỹ. Số bữa ăn trong ngày tùy theo thể trạng và lao động nặng hay nhẹ dao động từ 4 đến 8 bữa. Ngoài ra, người bệnh cần phối hợp bữa ăn với uống thuốc đúng giờ để tránh tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn. Tốt nhất là 3 bữa chính và 2 đến 3 bữa phụ, trong đó mỗi bữa chính chiếm khoảng 20-25% và bữa phụ chiếm 10-15% khẩu phần. Các bữa ăn nên cách nhau 2-3h. Nếu có dùng thuốc hạ đường huyết vào ban đêm, cần ăn thêm một bữa nhỏ sau khi uống thuốc khoảng 30-60 phút. Về lựa chọn thực phẩm nên nấu những món nhiều rau, bởi lượng rau trung bình mà người bệnh cần là khoảng 300gr một ngày. Phương pháp nấu món ăn phù hợp cho người bệnh là hấp cách thủy, luộc, nướng và hạn chế việc chiên xào, dùng dầu mỡ vì lượng dầu mà người bệnh được khuyến cáo dùng chỉ vào khoảng 2 muỗng canh một ngày. Tập thể dục, thể thao là một phương pháp điều trị đơn giản và không mất tiền nhưng có thể đem lại hiệu quả cao trong kiểm soát glucose máu, hạn chế các biến chứng của ĐTĐ nhất là các biến chứng tim mạch, và góp phần duy trì khả năng lao động, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh ĐTĐ. Luyện tập đều dặn mỗi ngày sẽ làm giảm cholesterol toàn phần trong máu, giảm triglycerid, tăng HDL, giảm LDL, giảm cân, giảm huyết áp, kết quả giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch. Luyện tập đều dặn mỗi ngày cũng sẽ làm giảm tình trạng kháng insulin, kiểm soát glucose máu tốt hơn, làm chậm biến chứng của bệnh ĐTĐ. Môn thể dục an toàn được khuyến cáo áp dụng cho người bệnh ĐTĐ là những môn đi bộ, đạp xe đạp, đi bộ nhanh. Thời gian tập luyện đều mỗi ngày là: 30 - 60 phút/lần tập và 4 - 7 lần/tuần. Không tập trong môi trường quá nóng, hoặc quá lạnh. Chọn trang phục, giày dép phù hợp: đúng kích cỡ, vừa chân, đi đứng thoải mái, êm nhẹ, che chắn, bảo vệ ngón và gót chân. Nên mang tất chân đủ ẩm, thấm hút mồ hôi. Khi đang tập mà huyết áp tâm thu cao từ 180mmHg trở lên thì hạn chế cường độ tập để huyết áp không vượt qua số trên. Nếu chưa bị biến chứng thần kinh ngoại biên ở bàn chân thì nên chọn môn đi bộ, đạp xe đạp, bơi, thái cực quyền dưỡng sinh, cần kiểm tra bàn chân sau mỗi lần tập để phát hiện các tổn thương. Thân!
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play