eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, Tôi năm nay 46 tuổi. Tôi được bác sĩ chẩn đoán bị viêm gân bàn chân, có uống thuốc và có giảm.Tuy nhiên sau khi không chích thuốc, tôi bị tái phát. Biểu hiện đau nhất là lúc buổi sáng khi bước xuống giường. Buổi chiều thì đau nặng hơn Xin bác sĩ tư vấn cho tôi cách điều trị tốt nhất
Trả lời:
Chào Chú, Gân ban chân (gọi đúng là "màng cơ bàn chân", plantar fascia) là một tấm màng cơ (fascia) ở lòng bàn chân, trải dài từ gót chân đến các ngón chân, và giữ vai trò miếng đệm cho bàn chân khi đi đứng. Nếu vì một lí do gì mà tấm gân này bị căng thẳng quá độ và bị hư tổn thì xảy ra chứng đau ở lòng bàn chân khi đứng dậy bước đi. Chứng đau giảm bớt sau khi đi đứng một thời gian, nhưng nếu đi đứng nhiều thì chứng đau trở lại mỗi khi đứng dậy. Nguyên nhân: Để điều trị có hiệu quả lâu dài chứng Viêm Gân Bàn Chân (plantar fasciitis) thì cần tìm hiểu nguyên nhân và điều trị đúng căn nguyên, như: -mập phì (cân quá nặng, khiến cho tấm gân lòng bàn chân phải chịu sức nặng quá mức. -vận động bàn chân quá nhiều và quá mạnh, như nhảy múa. -lòng bàn chân quá phẳng hoặc quá cong, khiến cho tấm gân bàn chân bị chấn động nhiều mỗi khi đi đứng. -mang giầy không vừa, khiến cho cách đi đứng không được tự nhiên và vì vậy các thành phần của tấm gân bàn chân làm việc không đồng đều. -đi đứng lâu trên đất cứng (như trong trường hợp các nhân công hay giáo viên phải đứng nhiều giờ trong ngày). -tuổi tác: chứng viêm gân bàn chân thường xảy đến ở những người ở lứa tuổi 40-60. Biến chứng: Nếu chứng Viêm Gân Bàn Chân gây đau nhức lâu ngày và khiến cho việc đi đứng khó khắn và không được tự nhiên, việc này có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác và gây đau đầu gối, đau hán hay đau thắng lưng. Chẩn đoán: Bác Sĩ có thể chẩn đoán chứng Viêm Gân Bàn chân bằng cách dựa vào các triệu chứng do bệnh nhân kể và khám bằng cách quan sát cách bệnh nhân đi đứng và dùng tay sờ, nắn, bóp bàn chân của bệnh nhân. Bác sĩ có thể cho chụp hình Tia X bàn chân hoặc chụp MRI nếu nghi ngờ có bị gảy xương hay một bệnh xương gì khác. Điều trị: 1. Dùng thuốc: Thông thường thì sau khi bớt giảm đi đứng lâu và dùng thuốc chống viêm như ibuprofen hay naproxen trong vài ngày thì chứng đau thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu nguyên do gây tổn thương cho tấm gân tái diễn thì chứng đau cũng tái phát. 2. Chuyên viên Vật lí Trị liệu có thể chỉ dẫn cách cách vận động bàn chân để căng tấm gân bàn chân và gân (tendon) ở gót chân (Achilles tendon), và tập cho các bắp thịt ở chân được khỏe mạnh hơn. 3. Bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng một cái nẹp (spint) mang vào chân ban đêm để giữ cho lòng bàn chân và gân gót chân được căng thẳng trong đêm, giúp cho tấm gân bàn chân được kéo dài ra. 4. Dùng một miếng đệm để chêm dưới gót hay lòng bàn chân để giúp giảm bớt chấn động đến tấm gân bàn chân. 5. Tiêm thuốc steroid trong những trường hợp đau nhức dữ dội không thuyên giảm bằng những phương pháp kể trên. Không nên tiêm chất steroid nhiều lần vì có thể làm cho tấm gân bàn chân bị hư tổn thêm và bị rách. 6. Giải phẫu để tách rời tấm gân bàn chân khỏi gót chân: chỉ sử dụng trong những trường hợp không đạt được hiệu quả với những phương pháp kể trên vì sẽ làm cho vòm bàn chân (arch) bị yếu đi. Do vậy trường hợp của chú nên khám tại khoa ngoại chấn thương để BS lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý. Thân mến!
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play