Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ,
Em vừa bị chó nhà cắn, vết thương ở cổ chân. em đã xử trí bằng rửa xà bông và rửa lại bằng cồn! Chó nhà em đã tiêm phòng dại. Cho em hỏi em có cần đi tiêm phòng hay không? Em phải làm gì tiếp theo! Cảm ơn bác sĩ. Mong bác sĩ tư vấn sớm ạ.
Trả lời:
Chào em!
Em bị con chó nhàvào cổ chân, đây là một vị trí ở xa thần kinh trung ương nên không cần thiết phải xử trí cấp cứu ngay (tiêm huyết thanh kháng bệnh dại trong vòng 72 giờ). Em hiện đang sinh sống tại vùng nào (có lưu hành bệnh dại hay không?). Tuy nhiên, theo em kể thì con chó cắn em đã được tiêm phòng dại rồi và hiện vẫn sống bình thường nên em yên tâm nhé. Vì vậy nên Bác sĩ đã khuyên em không nên tiêm vắc xin phòng dại và theo dõi con chó trong vòng 15 ngày. Hiện tại, con chó đó vẫn sống bình thường tức là nó không bị bệnh dại nên không làm cho em nhiễm virus dại qua vết cắn đâu. Con vật bị bệnh dại thường chỉ sống sau khi lên cơn trong vòng 10 ngày và khi mổ hồi cứu bụng con vật thấy có những vật bất thường như đá, sỏi, thuỷ tinh…Vì vậy, việc theo dõi con vật đã cắn là rất quan trọng và cần thiết để quyết định việc tiêm phòng vắc xin dại hay không.
Trong quy trình xử lý vết thương khi bị chó, mèo cắn thì nên rửa ngay vết thương bằng nước xà phòng nhiều lần. Tuyệt đối không được nặn máu vì động tác đó sẽ làm dập mô làm cho virus dại xâm nhập nhanh hơn vào cơ thể. Hiện tại, bệnh dại chưa có thuốc chữa nên nếu để bệnh dại lên cơn thì coi như chết 100%. Vì vậy nếu nghi ngờ bị chó dại cắn thì phải đi tiêm vắc xin phòng dại ngay.
Triệu chứng bệnh dại lên cơn: sau khi bị chó, mèo cắn trung bình khoảng 40 ngày (có thể ngắn hơn là 7 ngày và dài hơn tới 6 tháng, 1 năm) có biểu hiện bất thường như thảng thốt, lo âu, buồn bã hoặc mất ngủ sau đó biểu hiện cơn dại với 2 thể là thể hung dữ (sợ gió, sợ nước, nhổ vặt nước bọt…) và thể liệt (liệt từ dưới lan lên trên kèm theo bí tiểu tiện…).
Thân mến!
Tags:Nội Khoa