eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, Con em được 15 tháng , cháu hay bị ra mồ hôi đầu khi ngủ , xin bác sĩ hướng dẫn cách điều trị ạ!
Trả lời:
Chào bạn! Ra mồ hôi nhiều khi ngủ vào ban đêm, gọi theo dân gian là chứng ra mồ hôi trộm, thường xuất hiện ở trẻ nhỏ (trẻ dưới 5 tuổi). Đây là tình trạng khá phổ biến, do hệ thần kinh đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển nên không đáng phải lo ngại. Mặt khác trẻ ra mồ hôi trộm cũng phụ thuộc vào sự điều hòa của hệ thần kinh. Rối loạn hệ thần kinh thực vật, hệ giao cảm cũng sẽ khiến trẻ ra mồ hôi nhiều. Hơn nữa thân nhiệt của trẻ cũng cao hơn so với người lớn nên ra lượng mồ hôi cũng được tiết ra nhiều hơn để điều hòa thân nhiệt. Vị trí ra nhiều mồ hôi có thể là vùng đầu tóc, cổ, hoặc phía sau lưng của trẻ. Một số trẻ ra nhiều mồ hôi kèm theo bứt rứt, chân ngủ không yên, hay giật mình, chán ăn, hay khuấy khóc, rụng tóc hình vành khăn, còi xương, chậm lớn… Mồ hôi nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo của tình trạng thiếu vitamin như D, Canxi, Magie… Bổ sung vitamin D thường xuyên cho trẻ: Nếu có dấu hiệu của tình trạng thiếu vitamin D và canxi, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin D dưới dạng uống cho con. Ngoài ra, có một cách giúp tăng cường tổng hợp Vitamin D tự nhiên, đó là cho trẻ tắm nắng 15 - 20 phút vào mỗi buổi sáng (tốt nhất là thời điểm từ 6 – 8 giờ sáng nếu mùa hè, 7 – 9 giờ sáng nếu mùa đông). Thường xuyên lau khô người bé khi đổ mồ môi: Cha mẹ nên để ý và theo dõi thường xuyên, nếu trẻ có dấu hiệu đổ mồ hôi thì nên dùng khăn mềm lau khô mồ hôi. Đồng thời nên giữ cho nhiệt độ phòng luôn thoáng mát để trẻ có thể ngủ ngon hơn và bớt ra mồ hôi vào ban đêm. Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Không nên quấn bé quá kĩ trong chăn, tã lót. Bổ sung đầy đủ nước thường xuyên: Có thể cho bé bú mẹ hoặc uống nước thường xuyên, lượng nước tùy thuộc theo cân nặng và nhu cầu của trẻ. Mục đích là tránh để trẻ bị mất nhiều nước và bù lại lượng đã mất đi qua mồ hôi. Tránh để trẻ nghịch nhiều gần giờ đi ngủ, sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể trẻ và dẫn đến toát mồ hôi trộm ban đêm. Cho trẻ ăn đủ chất như bột, đạm, béo và vitamin, khoáng chất, bổ sung nước, nên ăn những thực phẩm có tính mát như các loại rau xanh, hoa quả, hạn chế các thức ăn cay nóng (dễ làm cơ thể tiết nhiều mồ hôi, nổi mụn, mẩn ngứa). Một số món ăn có thể giúp hạn chế chứng mồ hôi trộm ở trẻ - Cháo trai: Trai luộc chín, thái nhỏ. Nấu cho nhừ thịt trai cùng 50g gạo nếp, 50g gạo tẻ. Cháo sôi bỏ thêm nắm lá dâu non đã thái nhỏ, một chút mắm. Cho trẻ ăn 2 lần trong ngày, dùng 3-5 ngày. - Cháo sò, hến: Sò biển 100g, hến 100g luộc chính thái nhỏ, rễ cây hẹ 3g rửa sạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo 50g xay nhỏ mịn cho vào nước rễ cây hẹ quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho sò biển và hến vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Ăn 1 lần/ngày, trong 3 - 5 ngày. - Cháo cá quả: Cá quả 200g hấp cách thủy, gỡ lấy thịt nạc. Xương cá giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo, ngũ vị xay thành bột mịn, cho vào nước lọc xương cá quấy đều đun nhỏ lửa, khi cháo chín, cho gia vị, thịt cá đun sôi. - Canh rau ngót: 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. - Cháo nếp cẩm: Trẻ đang ăn dặm, mẹ có thể xay bột nếp cẩm hòa với cháo cho bé. Mỗi bữa bột của bé, cho vào 1 nửa thìa cafe bột gạo nếp cẩm còn nguyên cám. Đối với trẻ lớn hơn, có thể cho một nắm gạo nếp cẩm vào món cháo thông thường hoặc nấu thành xôi cho bé ăn. Thân!
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play