eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác , năm nay cháu 16 tuổi . Sau khi ngồi lâu đứng dậy thì có hiện tượng chóng mặt . Cần uống thuốc và điều trị thế nào ạ ?
Trả lời:
Chào bạn! Việc thay đổi tư thế như ngối lâu đúng dậy chóng mặt có những bệnh lý liên quan như: thiếu máu, hạ huyết áp tư thế đứng, rối loạn tiền đính... - Do huyết áp thấp: Huyết áp bình thường tối đa từ 110 - 120 mmHg, tối thiểu từ 70 - 80mmHg. Nếu tối đa dưới 100mmHg và tối thiểu dưới 60mmHg là huyết áp thấp. Huyết áp thấp khi thay đổi tư thế đột ngột như đang nằm hay ngồi đứng dậy đột ngột làm máu lên não không đủ gây xây xẩm mặt mày hoặc hoa mắt chóng mặt. - Do thiểu năng tuần hoàn não: thiểu năng tuần hoàn não là do xơ vữa động mạch làm hẹp dòng chảy cung cấp máu cho não, do dị dạng mạch máu não, do u sùi, bóc tách thành mạch làm cản trở máu lên não, do cục máu đông là cản dòng máu cung cấp cho não, do vôi hoá đốt sống cổ chèn ép vào mạch máu lên nuôi não, do các chèn ép khác tử bên ngoài vào mạch máu cung cấp máu cho não. Từ một trong những nguyên nhân nhân trên làm thiếu máu não mà sinh hiện tượng: Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn hoặc nôn, Tê tay chân hoặc kiến bò, rối loạn giấc ngủ, rối loạn chú ý hay quên. - Do rối loạn tiền đình: Biểu hiện triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng khi đi lại, đôi khi đau đầu và ít ngủ. Cháu năn nay mới 16 tuổi, cháu chỉ có một triệu chứng là chóng mặt khi đang ngồi đứng dậy, ngoài ra không có triệu chứng gì khác. Như vậy rất khó để kết luận là cháu bị một bệnh gì cụ thể. Theo bác cháu nên đi kiểm tra huyết áp, nếu thấp thì hoa mắt khi đang ngồi đứng dậy ở cháu là do huyết áp thấp sinh ra mà thôi. Nếu huyết áp bình thường thì rất có thể là do thiếu máu não thoáng qua do thay đổi tư thế đột ngột đang ngồi dứng dậy. Thiếu máu não hay rối loạn tiền đình đều do chuyên khoa thần kinh khám và điều trị, cháu hãy tới khoa thần kinh để khám chi tiết tìm nguyên nhân gây thiếu máu não, từ đó điều trị hiệu quả nhất cho bệnh của cháu. Chúc cháu nhanh khỏi bệnh.
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play