eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, Toi nay 42tuoi toi hay bi te nhuc chan tay va hay bi chuot rut.toi phai lam gi de het bi
Trả lời:
Chào anh, Hiện tượng tê tay chân có thể chỉ là dấu hiệu sinh lý bình thường ( như việc kê tay lên đầu khi ngủ, để trong tư thế lâu như vậy thì bị tê tay là bình thường) nhưng cũng nên cẩn thận vì nó cũng có thể có nguyên nhân do bệnh lý như: - Ăn uống thiếu các vitamin và khoáng chất như B1, B12, Axit Folic, Calci, Kali....Trường hợp này thường gặp ở người gầy yếu, thể lực suy kém, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em kém ăn. - Các dây thần kinh ngoại vi bị tổn thương do bệnh tiểu đường. - Do tư thế đứng, ngồi làm cho quá trình lưu thông máu gặp khó khăn, sinh ra các axit cũng có thể gây tê tay chân. - Tê chân tay thường xảy ra do ảnh hưởng của thời tiết. Những người mà sức đề kháng suy giảm thì khi gặp trời lạnh, gió mạnh sẽ khiến cho khí huyết ngưng trệ gây rối loạn cảm giác. - Tê tay chân cũng có thể là tác dụng phụ khi dùng một số loại thuốc. - Hay bị tê chân tay bệnh lý có thể do các nguyên nhân rối loạn về chuyển hóa như đái tháo đường, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, béo phì. Nếu chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường thì anh nên vận động nhẹ nhàng chân tay, xoa bóp thư giãn tay chân, đi lại nhẹ nhàng. Nên tạo cho mình thói quen ăn uống với một chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng cũng như các vi chất cần thiết khác, tránh làm việc quá sức và ngồi lâu trong một tư thế, dẫn đến tình trạng mạch máu khó lưu thông. Về chuột rút có thể do những nguyên nhân như : - Do thiếu calcium, magnesium và kalium - Do sự lão hoá hệ thần kinh, hệ cơ hay hệ mạch - Do hoạt động thái quá của hệ thần kinh cơ bắp Nếu chuột rút đi kèm các triệu chứng khác như ăn nhiều, thèm ngọt (bánh, kẹo), uống nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi, sợ lạnh, tăng cân, da xanh xao, nhợt nhạt hoặc bị đau chân khi đi bộ trên một quãng đường ngắn thì cần đến cơ sở y tế đủ điều kiện để khám bệnh, không nên chủ quan, xem thường, đề phòng có bệnh tiềm ẩn nào đó (ví dụ, nghẽn động mạch chân, biến chứng của bệnh đái tháo đường). Để phòng chuột rút, nên tập thể dục đều đặn, thường xuyên làm lưu thông khí huyết. Nên vận động các cơ bắp thật nhẹ nhàng, nhất là buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi ngày nên tập vận động như đi bộ, tập xoa bóp cơ bắp, co duỗi và xoay cổ tay, cổ chân vài ba lần. Thân mến!
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play