Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ,
Dạ muốn hêt nói ngọng sao ạ
Trả lời:
Chào bạn,
Ngôn ngữ của chúng ta được hình thành trên cơ sở các phản xạ có điều kiện, dựa trên tác động của các yếu tố từ môi trường bên ngoài kích thích vào trung tâm nghe. Nếu có sự trục trặc nào đó trong quá trình hình thành ngôn ngữ sẽ xảy ra hiện tượng rối loạn ngôn ngữ, điển hình là nói ngọng.
Có 2 dạng nói ngọng: nói ngọng sinh lý do cơ quan phát âm có lỗi bẩm sinh như ngắn lưỡi, đầy lưỡi… và nói ngọng mang tính xã hội do phát âm lệch với chuẩn.
Với những chia sẻ của bạn, chúng tôi chưa biết được bạn bị nói ngọng do yếu tố sinh lý hay yếu tố xã hội, vì vậy chúng tôi không thể đưa ra được sự hướng dẫn tốt nhất cho bạn. Tuy nhiên, bạn có thể sửa tật nói ngọng của mình theo một số phương pháp sau đây.
Bạn phải thật thoải mái, thả lỏng người và thật bình tĩnh trước khi nói. Khi nói bạn dùng từ ngữ thật chuẩn và thường xuyên, có ý thức sửa các từ đã nói sai. Bạn tập sửa cho mình đứng nói trước gương với những từ hay nói sai.
Khi tập sửa nói ngọng bạn phải thật kiên trì, không nôn nóng. Nếu nghi ngờ bệnh nói ngọng xuất phát từ bệnh lý bạn cần đến các cơ sở y tế để có can thiệp giúp bạn nói được đúng các âm tiết.
Thời gian của các bài tập phải ngắn: do sự tập trung vào bài tập bị nhiều yếu tố chi phối, nếu bài tập kéo dài làm bạn rất chóng mặt, khả năng tập trung bằng tai, nghe âm thanh đúng của âm được luyện tập bị giảm sát. Do đó, thời gian bài tập chỉ kéo dài khoảng 5- 10 phút. Tuy nhiên, muốn tập tốt phải tập nhiều lần trong ngày ( có thể từ 20-30 lần/ ngày).
Giám sát bằng tai nghe: Thường khi bạn nói ngọng không có ý thức rằng mình đã phát âm sai, do đó cần luyện tập cho mình cách phân biệt thế nào là âm đúng.
Sử dụng các âm bổ trợ: Thực tế là các mô hình phát âm sai thường cố định rất vững chắc và không thể phá vỡ bằng cách trình bày giản đơn cho bạn cách thức cấu âm đúng. Vì thế khi tập bạn nên phát âm những cấu âm mà bạn đã biết là đúng và có vị trí cấu âm tương tự với âm luyện tập. Ví dụ khi sửa âm gió, ta sử dụng âm bổ trợ “t”, trong tập âm “r” sử dụng âm bổ trợ “đ”… Âm bổ trợ được chuyển dần từng bước sang âm luyện tập.
Dùng sức tác động tối thiểu gồm tiết kiệm cử động và sức trong khi cấu âm. Cần thiết lúc bắt đầu luyện tập một âm mới phải phát âm nhẹ, khẽ, không cần sức để cho âm đó không khác thường khi nói và được sát nhập nhanh chóng với các âm khác.
Ví dụ đối với việc phát âm từ “anh” thành “ăn”, trước khi phát âm bạn nói rõ từ “a” sau đó ghép với “nh”. Nói nhiều và nhanh, đúng sẽ thành “anh”. Với việc luyện nói dấu “nặng” trước khi bật âm bạn phải dằn đầu lưỡi xuống và tròn miệng. Lúc đó bạn sẽ có một phát âm đúng. Quá trình này đòi hỏi phải mất nhiều thời gian, bạn phải kiên trì, cố gắng để luyện tập mới phát âm được đúng.
Thân
Tags:Nội Khoa