eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào các bác sỹ! Em năm nay 25 tuổi. Một tuần nay em có hiện tượng là khi nhai hoặc 2 hàm hoạt động là tai có tiếng sột soạt. Giống như có gì mắc trong tai. Các bác sỹ có thể giải đáp giúp em được không ạ! Em xin cảm ơn!
Trả lời:
Chào bạn! Có thể bạn bị rối loạn khớp thái dương hàm. Bệnh thường biểu hiện như sau: Bệnh nhân bị loạn năng thái dương hàm cảm thấy rất khó khi ăn nhai, há miệng đau, các cơ nhai co thắt. Các biểu hiện ở khớp nhai là bệnh nhân há miệng cảm thấy lục cục bên trong khớp. Triệu chứng này rất nhiều người hay gặp. Hoặc bệnh nhân cũng có thể có cảm giác đau ở khớp hàm, hay há miệng không được thoải mái chính là những dấu hiệu rất hay gặp ở bộ máy nhai. Biểu hiện bệnh có thể xuất hiện ở bộ máy nhai, biểu hiện trên các cơ nhai, trên các khớp thái dương hàm, ở răng, xương hàm răng hay biểu hiện ở cổ, mặt. Biểu hiện ở cơ nhai Dấu hiệu thường gặp nhất là bệnh nhân thấy đau tại cơ nhai, ở cơ thái dương vùng mặt có cảm giác khó chịu, căng mỏi. Đau có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau có thể đau ở tại cơ, có thể đau sau quá trình nhai nhiều hay ăn thức ăn cứng, dai đau sẽ xuất hiện. Bên cạnh dấu hiệu đau, vì đau dẫn đến co thắt cơ làm cho há miệng hạn chế. Biểu hiện tại khớp Hay gặp nhất đó là đau khớp hàm đặc biệt khi nhai có thể đau. Một biểu hiện nữa cũng hay gặp đó là tiếng kêu khớp, có thể há miệng kêu tiếng lốc cốc, lốc cốc. Nhẹ thì có thể bệnh nhân cảm nhận được nhưng nặng thì người bên cạnh cũng có thể nghe thấy. Khi có tiếng kêu thì tổn thương của bệnh đã đi vào khớp và lúc đó thì tương đối khó để điều trị, do vậy nên phát hiện bệnh sớm để có thể có phương pháp điều trị một cách tốt nhất. Há miệng hạn chế cũng là một biểu hiện, do tổn thương tại khớp làm cho vận động của khớp không được tốt nên giới hạn há miệng. Cách điều trị Căn bệnh này không khó chữa, nhưng do người Việt Nam hay chủ quan với nó nên khi đến viện đã ở mức nặng. Để điều trị bệnh loạn cơ thái dương hàm, bác sĩ vừa tiến hành điều trị triệu chứng, vừa phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Việc điều trị có thể gồm hai loại: Điều trị không can thiệp thực thể như các biện pháp dùng thuốc kháng viêm, giảm đau, tâm lý trị liệu như xoa nắn, chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng, tập vận động hàm dưới, đeo máng nhai... Thực hiện các can thiệp trên bộ răng và hệ thống nhai: nếu phải can thiệp trên bộ răng và hệ thống nhai có nhiều biện pháp khác tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn như mài điều chỉnh khớp cắn, nhổ răng, phục hình, phẫu thuật... Bạn nên đi khám bs sớm nhé. Thân chào bạn!
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play