eDoctor
Câu hỏi:
Thưa cac bac sĩ, chuyện là cách đây vài tháng cháu có tiếp xúc với một người nhiễm HIV và cũng vô tĩnh để nước bọt của người nhiễm HIV bay vào người không biết như vậy có nhiễm HIV hay không (liệu trong nước bọt của họ có dính máu HIV khi chạm vào người có lây không ạ)còn một điều này nữa nếu như để máu của người nhiễm HIV tiếp xúc với da trên cơ thể có lây không? Nếu mô hôi văn vào vết thương hở như vậy có được xem là nhiễm HIV không ạ. Ngoài ra rất mong các bác sĩ có thể tư vấn cho cháu về căn bệnh này được không ạ. Cảm ơn các bác sĩ nhiều lắm
Trả lời:
Chào cháu ! Sơ lược về bệnh HIV để cháu biết và phòng trừ nhé : - Nguồn bệnh :Người nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS. - Đường lây :HIV có thể tìm thấy trong máu và các sản phẩm của máu, tinh dich, dịch âm đạo, nước bọt, nước mắt, dịch não tuỷ, nước tiểu, sữa mẹ. Tuy nhiên chỉ có 3 phương thức lây được xác định là: + Lây truyền qua đường tình dục: Tính chung trên thế giới, tỷ lệ lây truyền HIV qua đường tình dục qua tình dục khác giới chiếm 71%, qua tình dục đồng giới (nam) chiếm 15%. Nguy cơ lây nhiễm HIV tăng lên khi có bệnh lý gây nên nhiễm ở bộ phận sinh dục, có vết sây sát xảy ra khi giao hợp hoặc có quan hệ tình dục với nhiều người… + Lây truyền qua đường máu: Do truyền máu và các sản phẩm của máu, ghép tạng… không kiểm soát được HIV, do dùng chung bơm tiêm kim tiêm (nguy cơ cao đối với người tiêm chích ma tuý), do dùng chung kim châm cứu, kim xăm trên da v.v…. + Lây truyền từ mẹ sang con: Người mẹ nhiễm HIV có thể truyền cho con trong thời kỳ mang thai, trong khi đẻ và sau khi đẻ (qua sữa). Ngoài các phương thức lây truyền như trên, hiện nay chưa xác định được các phương thức lây khác như đường hô hấp, qua muỗi hoặc côn trùng đốt, hôn, dùng chung bát đũa..v.v - Tiến triển từ nhiễm HIV đến AIDS là một quá trình kéo dài. Do vậy các biểu hiện lâm sàng rất phức tạp và tuỳ thuộc vào các giai đoạn khác nhau. Đến nay có nhiều phân loại mô tả lâm sàng nhiễm HIV/AIDS. * Nguyên tắc chung điều trị dự phòng cho người phơi nhiễm với HIV trong nghề nghiệp : - Tư vấn cho người bị phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể có nguy cơ lây nhiễm của người HIV (+): Cần lấy máu thử ngay HIV và điều trị ngay không cần chờ kết quả xét nghiệm. Thử lại HIV sau khi dùng thuốc( 1 tháng; 3 tháng và 6 tháng.) Tổn thương không làm xây sát da không điều trị mà chỉ cần rửa sạch da. - Đánh giá mức độ phơi nhiễm và xử trí vết thương tại chỗ: Đánh giá tính chất phơi nhiễm: + Kim đâm: Cần xác định vị trí tổn thương. Xem kích thước kim đâm (nếu kim to và rỗng thì nguy cơ lây nhiễm cao). Xem độ sâu của vết kim đâm. Nhìn thấy chảy máu khi bị kim đâm. + Vết thương do dao mổ, do ống nghiệm đựng máu, chất dịch của bệnh nhân nhiễm HIV bị vỡ đâm vào da:Cần xác định độ sâu và kích thước của vết thương. + Da bị tổn thương từ trước và niêm mạc mắt hoặc mũi họng. + Da có các tổn thương do: Tràm, bỏng hoặc bị viêm loét từ trước. - Xử trí ngay tại chỗ: + Da: Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch, sau đó sát trùng bằng dung dịch Dakin hoặc nước Javel pha loãng 1/10 hoặc cồn 700, để tiếp xúc nơi bị tổn thương ít nhất 5 phút. + Mắt: Rửa mắt với nước cất hoặc huyết thanh mặn đẳng trương (0,9%), sau đó nhỏ mắt bằng nước cất liên tục trong 5 phút. + Miệng, mũi: Rửa mũi bằng nước cất, súc miệng bằng huyết thanh mặn đẳng trương (0,9%). _ Điều trị dự phòng : - Thời gian điều trị tốt nhất là ngay từ những giờ đầu tiên (2 - 3 giờ sau khi xảy ra tai nạn), muộn nhất không quá 7 ngày. Nếu tổn thương chỉ xây xước da không chảy máu hoặc máu, dịch của bệnh nhân bắn vào mũi họng thì phối hợp 2 loại thuốc trong thời gian 1 tháng và nếu tổn thương sâu, chảy máu nhiều thì tới Bệnh viện hoặc Phòng khám để được xủ lý kịp thời. Thân mến !
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play