eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, con cháu đc gần 9 tháng. Cháu rất hay bị viêm họng và phải dùng tới kháng sinh. Cứ khỏi đc vài tuần lại tái lại. Có cách nào để trị dứt điểm được ko ạ.
Trả lời:
chào bạn! Bạn bị viêm họng cấp tính hay mạn tính? Bệnh viêm họng không điều trị khỏi hoàn toàn bạn nhé. Họng là cơ quan nhạy cảm của cơ thể, hằng ngày nó phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ gây viêm nhiễm từ bên ngoài như thời tiết, môi trường, vấn đề vệ sinh thực phẩm,… Do đó, viêm họng xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi và cần có phương pháp phòng ngừa và điều trị thích hợp. - Phòng ngừa viêm họng Khi ra ngoài, đặc biệt là lúc thời tiết thay đổi hoặc mùa lạnh, chúng ta cần giữ ấm cơ thể bằng áo khoác, khăn choàng cổ hoặc dùng khẩu trang để tránh khói, bụi. Ngoài ra, nên tránh ăn uống các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Khi tiếp xúc với các môi trường có nhiều người như bệnh viện, trường học, công viên,… cần phải rửa tay sạch sẽ. Đối với trẻ nhỏ, tuyệt đối không để các em dầm mưa hoặc phơi nắng quá lâu. Nhiều người lầm tưởng rằng, viêm họng là bệnh không lây. Song trên thực tế, nó là bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu ai đó xung quanh bạn đang bị viêm họng thì cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với họ, không sử dụng chung vật dụng cá nhân và rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, chúng ta cần vệ sinh răng miệng, họng, mũi thường xuyên và hàng ngày để tránh việc vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng. Nên tránh thói quen để quạt hoặc máy lạnh ở quá gần hoặc thổi trực tiếp vào người khi ngủ. _ Điều trị viêm họng Dùng kháng sinh +Rất nhiều người có thói quen tự điều trị viêm họng bằng thuốc kháng sinh mua tại các nhà thuốc mà quên rằng, kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt vi rút. Trong khi đó, hầu hết các trường hợp viêm họng đều do vi rút gây ra. Chỉ có viêm họng do nhiễm vi khuẩn, như viêm họng do liên cầu khuẩn – Streptococcus mới cần kháng sinh để giải quyết nhiễm trùng. Lúc này, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị thích hợp. _ Dùng viên ngậm Bên cạnh việc dùng kháng sinh, viên ngậm chữa đau họng cũng là biện pháp được nhiều người sử dụng khi mắc bệnh. Viên ngậm phát huy tác dụng sau khi hòa tan cùng nước bọt để bôi trơn cổ họng và ngăn chặn sự kích thích. Nước bọt trộn lẫn với các thành phần trong viên ngậm để giảm tình trạng khô và ngứa. Chính vì vậy, sau khi ngậm xong, người bệnh thường có cảm giác dễ chịu, cổ họng dịu xuống, cơn đau rát giảm mạnh. Tuy nhiên, viên ngậm không có khả năng tiêu diệt tận gốc các vi rút, vi khuẩn gây viêm nhiễm. Đối với các loại thuốc ngậm có chứa các thành phần tự nhiên như chanh, gừng, mật ong,… người dùng có thể sử dụng mà không cần toa bác sĩ. Nhưng với các loại thuốc ngậm có chứa anasthetics – chất giảm đau ngay lập tức, người bệnh cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ vì chúng thường gây thêm một số tác dụng phụ không tốt, đặc biệt là với người bị hen suyễn, phụ nữ mang thai và cho con bú. _ Súc miệng nước muối mỗi buổi sáng _ Súc họng bằng thuốc có hoạt chất povidone-iodine Dùng thuốc súc họng có tính sát khuẩn như hoạt chất povidone-iodine là một phương pháp điều trị viêm họng tại chỗ lại có tác dụng triệt để do thuốc được đưa trực tiếp đến vùng bị viêm để diệt vi sinh vật gây bệnh bao gồm cả vi rút, vi khuẩn và vi nấm,… tránh bệnh tiến triển nặng thêm. Trong thành phần các nước súc họng thường phối hợp thêm với một số chất làm dịu, làm mềm niêm mạc họng, giảm đau, giảm viêm, chống dị ứng tại chỗ. Vì vậy, hiệu quả sát trùng của nước súc họng đạt được rất sớm. Chúc bạn mau khỏe.
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play