eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, Bs tran trong quy.em gui hinh anh bung theo yeu cau cua bac.mong bac xem giup em.
Trả lời:
Chào bạn! Bs đã xem các câu hỏi của bạn và tư vấn cho bạn như sau nhé: U máu gan (hepatic hemangiomas) là loại tổn thương có nguồn gốc mạch máu trong nhu mô gan, tính chất lành tính và không tăng sinh tế bào (non-neoplastic). Theo phân loại của hiệp hội nghiên cứu bệnh lý dị dạng mạch máu quốc tế ISSVA, u máu gan được xếp vào nhóm dị dạng tĩnh mạch có lưu lượng dòng chảy thấp. Dựa theo kích thước, một số tác giả gọi u máu khổng lồ (giant hemangioma) khi đường kính khối u > 4cm, một số tác giả khác lại chọn ngưỡng > 10cm vì khi đó các khối u thường có triệu chứng. VỀ VẤN ĐỀ ĐIỀU TRỊ NHƯ SAU BẠN NHÉ: Do u máu là bệnh lý lành tính, thường không có triệu chứng, tỷ lệ xuất hiện biến chứng rất thấp, do vậy trong hầu hết các trường hợp đều không cần điều trị, chỉ thực hiện thăm khám định kỳ 6-12 tháng. Trong một số ít trường hợp u máu không điển hình, có biến chứng thì có thể phải áp dụng một trong các chỉ định điều trị như sau: 1.Điều trị nội khoa Gần đây, có một số dược phẩm tác dụng theo cơ chế ức chế enzym multikinase được thử nghiệm lâm sàng và có tác dụng làm giảm thể tích khối u trên một số trường hợp cá biệt và chưa đủ bằng chứng để được áp dụng thực tiễn lâm sàng. Do vậy, cho đến nay người ta vẫn cho rằng chưa có chế phẩm nào có tác dụng điều trị làm giảm kích thước khối u máu. Việc điều trị nội khoa chủ yếu áp dụng để kiểm soát các triệu chứng như đau do thoái hoá, hoại tử, chảy máu, huyết khối trong khối u. 2.Nút động mạch gan Do bản chất bệnh lý u máu không phải là một khối u thực sự có tăng sinh mạch mà chỉ là một loại dị dạng tĩnh mạch nên các phương pháp điều trị qua đường động mạch chỉ được chỉ định trong một số trường hợp cụ thể. Năm 1991, Yamamoto lần đầu tiên áp dụng phương pháp nút động mạch qua ống thông TAE (transcatheter arterial embolization) điều trị khối u máu gan vỡ. Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu phương pháp TAE với nhiều loại vật liệu cũng như cải tiến kỹ thuật. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả đều thống nhất chỉ áp dụng trong trường hợp u máu gan có biến chứng (vỡ, shunt, tiến triển nhanh...) Nút tắc chọn lọc các nhánh động mạch gan cấp máu vào khối u thường chỉ áp dụng đối với những khối u khổng lồ (> 10cm), có triệu chứng lâm sàng, có biến chứng hoặc có thông động tĩnh mạch, giả phồng động mạch. Một số tác giả sử dụng vật liệu hạt PVA (12; 14) hoặc hỗn dịch bleomycin/lipiodol (15) để nút tắc động mạch điều trị một số u máu khổng lồ có triệu chứng đã đạt được kết quả khả quan. 3.Đốt sóng cao tần, tiêm cồn tuyệt đối Cũng tương tự như nút động mạch gan, hiện nay chưa có khuyến cáo rõ ràng về sử dụng sóng cao tần/tiêm cồn tuyệt đối để điều trị khối u máu trong gan. Có một số tác giả áp dụng điều trị nhưng kết quả thu được còn hạn chế, chưa đủ bằng chứng để đưa ra khuyến cáo hay áp dụng điều trị. 4. Phẫu thuật cắt gan Năm 1898, Hermann Pfannestil lần đầu tiên thực hiện phẫu thuật cắt gan điều trị u máu. Cho đến nay, phẫu thuật cắt gan vẫn là phương pháp điều trị triệt để nhất và thường chỉ áp dụng cho những khối u máu khổng lồ, có triệu chứng và tái diễn liên tục. Sau khi cắt gan, đại đa số các trường hợp không thấy tái phát. Về tiến triển và tiên lượng bệnh: U máu tiến triển rất chậm, tuy có sự biến đổi về hình thái và kích thước tổn thương (do sự giãn các búi mạch) nhưng không có sự tăng sinh tế bào bên trong mô bệnh. Các u máu khổng lồ (>6cm) thường có các biến chứng như hoại tử, chảy máu, huyết khối bên trong tổn thương và gây đau, sốt. Đối với nguy cơ ung thư hoá của u máu, đã có nhiều nhiều nghiên cứu dài hạn (> 5 năm) theo dõi các bệnh nhân u máu gan nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy nghiên cứu nào báo cáo về khả năng chuyển dạng từ thân u máu thành ung thư gan. Có thể có những trường hợp kết hợp ung thư gan mới xuất hiện độc lập với u máu. KẾT LUẬN: U máu gan không thực sự là một loại khối u mà chỉ là một loại dị dạng tĩnh mạch khu trú trong gan, có tính chất lành tính. Phần lớn các trường hợp được phát hiện tình cờ do không có triệu chứng. Quản lý u máu chủ yếu là theo dõi và điều trị triệu chứng. Điều trị khối u (phẫu thuật, nút mạch...) chỉ áp dụng với những khối u khổng lồ, có biến chứng. Thân chào bạn!
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play