eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, Bạn e năm nay 23t. Cứ mỗi tối trước khi đi ngủ thì mắt ngứa lắm ạ. Cho dù là ở nhà nguyên ngày hay ra ngoài đường ạ. Nếu ra ngoài đường có đeo mắt kính cũng ngứa ạ. Mùng mền thì giặt thường xuyên vẫn bị. Có hôm bạn e ngứa dụi mắt sưng chù vù e phải đưa vào bệnh viện lúc khuya ạ. Đi khám thì chỉ bảo viêm kết mạc dị ứng vậy thôi. Điều trị hết tầm 3 tháng bị lại. Mỗi lần hơi ngứa nó nhỏ Vrotho một bên một giọt đỡ ạ. Có lần ngày nào cũng nhỏ mỗi bên gịot ngày hai lần thì k bị ạ. Mà e nghe nói là Vrotho có chất chlorpheniramin nhỏ nhiều làn khô giác mạc. Vậy Bs có cách nào hay thuốc nào để ngừa ngứa mắt được k ạ. E cám ơn.
Trả lời:
Chào bạn! Một lớp màng mỏng và trong suốt bao bọc quanh nhãn cầu, được mi mắt bảo vệ được gọi là kết mạc. Nếu lớp màng này bị một tác nhân gây ra kích thích thì mắt của bạn bị đỏ và sưng lên, cũng có thể bị ngứa hay đau cộng với việc chảy nước mắt. Những triệu chứng trên gọi là viêm kết mạc mắt dị ứng. Bụi phấn hoa, các loại bụi từ cây dại, da thú vật hoặc các chất tiết như nước dãi từ các vật nuôi trong nhà như chó mèo… nước hoa, mỹ phẩm, thuốc bôi ngoài da, bụi bậm và khói thuốc là các vật lạ gây ra viêm dị ứng ở kết mạc thường gặp. Ngoài ra, vi khuẩn và/hoặc vi trùng cũng là nguyên nhân gây ra viêm kết mạc dị ứng. Viêm kết mạc không gây tổn thương nghiêm trọng cho mắt, nó chỉ gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, đau, … mà bên trong mắt không bị tổn thương. Chứng viêm kết mạc dị ứng có thể được điều trị bằng một vài loại thuốc nhỏ mắt. Chúng có tác dụng làm giảm ngứa, làm sạch nhãn cần và bảo vệ không cho các triệu chứng xuất hiện trở lại. Thuốc nhỏ mắt có thể có các thành phần sau: các chống dị ứng (antihistamin), các thuốc làm thông các dịch trong cơ thể, các kháng viêm không steroid hoặc các chất làm ổn định các tế bào mast. Một vài thứ có thể kết hợp của những loại trên và cần phải được bác sĩ kê toa. Các loại thuốc uống có thể là kháng sinh (nếu như viêm kết mạc do vi khuẩn) có chức năng làm giảm phù nề, giảm viêm, các chất tan máu bầm, chống dị ứng và giảm đau có thể được bác sĩ sử dụng trong trường hợp này. Có một số loại thuốc sẽ gây ra cảm giác rất đau rát khi lần đầu nhỏ mắt, tuy nhiên sau vài phút, cảm giác này sẽ mất đi. Cần nhớ kỹ nằng tất cả các thuốc ngay cả thuốc nhỏ mắt đều có thể gây tác dụng phụ. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy khó chịu nhiều khi sử dụng thuốc cần trao đổi ngay với bác sĩ. Bên cạnh đó cũng có thể áp dụng các phương pháp làm mắt dễ chịu hơn như chườm lạnh ở mắt hoặc nhỏ các loại nước muối sinh lý có bán rộng rãi tại các nhà thuốc. Nên sử dụng kính đeo tai trong thời gian bị viêm kết mạc thay cho kính áp tròng (contact lenses) và chỉ sử dụng lại kính áp tròng khi viêm kết mạc đã được điều trị dứt điểm. Thói quen tự dùng thuốc của người bệnh hiện nay là một thực tế đáng lo ngại, cần được chú y. Bệnh nhân tự mua các thuốc chống viêm khi bị viêm kết mạc dị ứng và sử dụng kéo dài không có sự chỉ dẫn của bác sĩ, điều này rất nguy hiểm vì trong số các thuốc chống viêm đó là các chế phẩm có Corticosteroid khiến người bệnh khó tránh khỏi tác dụng phụ của thuốc dẫn đến mù mắt khi còn rất trẻ. Người bệnh phải tiếp tục duy trì loại thuốc chống dị ứng sau điều trị xong giai đoạn viêm cấp tính. Có nhiều loại chống dị ứng trên thị trường, tuỳ từng trường hợp mà bác sĩ cho bệnh nhân dùng thuốc phù hợp. Khi bị tái phát bệnh, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý dùng lại toa thuốc cũ. Thân!
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play