eDoctor
Câu hỏi:
thua bác sĩ năm nay tôi 54 tuổi hiện nay tôi thường xuyên hay bị choáng nhất là khi nằm xuống ,nếu nằm nghiêng thì dỡ hơn vậy tôi bị bịnh gì ,tôi cần tập luyện thế nào dể giảm bớt không
Trả lời:
Chào bác! Có thể bác bị Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính liên quan đến hệ tiền đình. Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính rất thường gặp ở mọi lứa tuổi, cả hai giới ,nhưng ưu thế ở tuổi trung niên. Cảm giác chóng mặt xảy đến rất đột ngột với cường độ mạnh dễ gây cho bệnh nhân cảm giác hoang mang sợ hãi như thể lo sợ tình huống tai biến mạch máu não sắp xảy ra. Các Bài tập phục hồi chức năng hệ Tiền đình: giúp phục hồi lại chức năng thăng bằng và giảm tái phát CM về lâu dài. Những bài tập này thường được Bác sĩ hướng dẫn tập trong những lần đầu ở tại phòng khám rồi sau đó bệnh nhân sẽ tự tập ở nhà với người thân. Sau khi tiến hành nghiệm pháp này cần phải tuân thủ những hướng dẫn sau để tránh tái phát (vì các tinh thể calci rơi lại vùng nhạy cảm): + Nằm nghỉ 10 phút sau khi tập xong; + Không tự lái xe về nhà + Phải nằm Ngủ- Nghỉ ở tư thế nữa nằm nửa ngồi (nằm trên ghế tựa hay kê đầu 2 gối cao với độ dốc khoảng 45 độ) với đầu nhìn thẳng phía trước trong 24-48 giờ sau khi tập. Điều này sẽ tạo đủ thời gian cho các tinh thể calci (đang trôi lơ lửng trong Mê đạo sau khi tập) lắng tụ vào lại túi bầu dục hoặc sẽ được hấp thu theo dòng chảy; Trong tối thiểu 1 tuần, phải cố gắng giữ đầu thẳng đứng, tránh ngữa hay cúi Đầu nhiều, tránh đứng lên- ngồi xuống; Sau một tuần thì có thể cử động bình thường lại nhưng phải từ từ và có người giúp đỡ hay theo dõi . Những bài tập phục hồi chức năng tiền đình được dùng cho cả người lớn và trẻ em. Trẻ em có thể đáp ứng nhanh hơn vì khả năng thích nghi bù trừ tốt hơn và chúng ít sợ CM khi cử động hơn người lớn. A. NGHIỆM PHÁP EPLEY & SEMONT Mỗi lần tập kéo dài khoảng 15 phút. Nghiệm pháp gồm các cử động xoay Đầu- Thân sang 4 hướng (Trước- Sau- Trái- Phải). Mỗi tư thế được giữ nguyên trong 30 giây. Bài tập theo Hình 1 được áp dụng cho bệnh nhân bị ảnh hưởng ở Tai Phải. Tư thế A: ngồi thẳng ở phần dưới giường với đầu (mặt) nhìn thẳng phía trước. Tư thế B: nằm ngữa xuống giường, rồi xoay đầu nhanh sang phải 45 độ trong khi thân người vẫn nằm ngữa. Tư thế C: xoay đầu nhanh sang trái 45 độ, không cử động thân người. Tư thế D: xoay nhanh toàn bộ Thân người- Đầu (đầu vẫn giữ ở tư thế nghiêng trái khi xoay) qua bên trái (nghiêng trái); như vậy đầu sẽ ở vị trí xoay sang trái và ra sau. Tư thế E: xoay nhanh Thân người- Đầu về lại tư thế nằm ngữa trên giường rồi ngồi thẳng dậy như tư thế ban đầu A. Bài tập theo Hình 2 được dùng cho bệnh nhân bị ảnh hưởng ở Tai Trái. Ban đầu có thể chỉ tập 1 lần ban đêm ngay trước khi đi ngũ (nếu có CM thì sẽ hết khi ngũ) rồi sau đó tăng lên 2-3 lần trong ngày. Tỷ lệ hiệu qủa là 80% các trường hợp và tỷ lệ tái phát sau nghiệm pháp là 30%/ năm. B. NGHIỆM PHÁP BRANDT- DAROFF được dùng khi nghiệm pháp trên thất bại hay tái phát CM. Tỷ lệ thành công ở 95% các trường hợp nhưng thực hiện khó hơn nghiệm pháp trên. Mỗi tư thế được giữ nguyên trong 30 giây. Tư thế 1: ngồi thẳng và đầu (mặt) nhìn thẳng phía trước. Tư thế 2: ngã thân người qua 1 bên (phải) và nằm xuống giường (nằm nghiêng), xoay đầu nhanh 45 độ để mặt hướng lên trên trần nhà, giữ nguyên tư thế này trong 30 giây hay có thể giữ lâu hơn cho đến khi hết CM. Tư thế 3: xoay trả đầu nhanh về tư thế nằm nghiêng rồi ngồi thẳng dậy như tư thế 1. Tư thế 4: nằm nghiêng xuống giường như tư thế 2 nhưng ở bên ngược lại (trái) và cũng xoay đầu nhanh hướng lên trên trần nhà. Mỗi buổi tập 5 lần bài tập trong 10 phút và tập 3 buổi (sáng, trưa, chiều) trong ngày. Tập đều đặn liên tục trong 2-3 tuần và sẽ thấy hết CM sau khoảng 10 ngày. Khoảng 30% bệnh nhân bị tái phát trong năm đầu và họ thực hiện bài tập thêm 10 phút/ ngày. Thân chào bác!
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play