eDoctor
Câu hỏi:
Con của con năm nay 15 tuổi, năm ngoái con của con có kinh, nhưng năm nay vẫn có kinh nhưng từ tháng 6 đến giờ vẫn chưa có kinh, đi khám bác sĩ ở phòng khám, bác sĩ bảo con của con đang trong thời gian dậy thì cho nên kinh nguyệt không có đều, con cảm thấy lo lắng, mong bác sĩ cho lời khuyện.
Trả lời:
Chào bạn Theo bạn mô tả thì con gái bạn có hiện tượng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì. Theo các chuyên gia y tế thì có khoảng 70% trường hợp bé gái bị rối loạn kinh nguyệt. Mỗi trường hợp lại có một biểu hiện khác nhau, như: 1. BẤT THƯỜNG VỀ CHU KỲ KINH - Vòng kinh không đều: Kinh nguyệt không có quy luật, thời gian giữa 2 kỳ kinh có thể kéo dài vài tháng mà cũng có thể là vài ngày. - Chu kỳ kinh ngắn: là thời gian của chu kỳ kinh ít hơn 21 ngày. - Kinh nguyệt thưa: Chu kỳ kinh nguyệt ở trong khoảng từ 36 ngày - 6 tháng gọi là kinh nguyệt thưa. - Vô kinh: Nếu đến tuổi dậy thì mà không có kinh thì gọi vô kinh nguyên phát. Nếu có kinh được một thời gian nhưng kinh nguyệt đột ngột biến mất khoảng 6 tháng mới xuất hiện lại thì gọi là vô kinh thứ phát. - Bế kinh (tắc kinh): Là trường hợp trên 18 tuổi mà vẫn chưa có kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt biến mất khoảng 3 tháng mới có lại thì gọi là bế kinh. 2. BẤT THƯỜNG VỀ SỐ NGÀY HÀNH KINH - Rong kinh: Là hiện tượng số ngày hành kinh kéo dài hơn 7 ngày mà lượng máu kinh mất đi hơn 80ml. - Rong huyết: Khác với rong kinh, rong huyết xuất hiện không theo chu kỳ, nó có thể xuất hiện ở bất kỳ chu kỳ nào. 3. BẤT THƯỜNG VỀ LƯỢNG MÁU KINH - Cường kinh: Là hiện tượng máu kinh mất đi nhiều hơn bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây thiếu máu. - Thiểu kinh: Là hiện tượng lượng máu kinh mất đi ít hơn 20ml (có thể xác định bằng số lượng băn vệ sinh) và ngày hành kinh ít hơn 3 ngày. 4. BẤT THƯỜNG VỀ CÁC TRIỆU CHỨNG ĐI KÈM - Thống kinh: Là hiện tượng đau bụng khi đến ngày hành kinh. Có thể đau trước hoặc trong kỳ kinh. Mức độ đau ở mỗi người khác nhau. Nhưng nếu đau dữ dội kèm theo nôn mửa, sốt hoặc ngất thì nên đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt. - Máu kinh có tính chất bất thường: Nếu thấy máu kinh có màu đỏ tươi, đen nâu, vón cục hoặc có mùi tanh hôi thì cũng nên đi khám bác sĩ vì đây là triệu chứng của bệnh phụ khoa nguy hiểm. Như vậy, bạn không nên quá lo lắng vì dựa vào những triệu chứng bạn kể, thì tình trạng của con gái bạn được gọi là rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì. Đây là hiện tượng hết sức bình thường trong độ tuổi này. Hiện tượng này sẽ hết và kinh nguyệt sẽ đi vào ổn định khi cháu trưởng thành. Đồng thời, bạn có thể thực hiện một số biện pháp cải thiện tình trạng trên như: - Thực hiện một chế độ dinh dưỡng cho cháu đủ chất và tăng cường bổ sung rau củ quả nhằm cung cấp các vitamin A, vitamin C và vitamin E cho cơ thể. Tránh các thức ăn cay nóng, đồ uống kích thích như rượu, bia, thuốc lá... - Giúp cháu xây dựng nếp sống khoa sắp xếp thời gian học tập, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress, thức khuya. Bên cạnh đó nên luyện tập thể dục thể thao tăng cường trao đổi chất trong cơ thể. Chúc bạn mạnh khỏe
Tags:Nội KhoaSản Phụ Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play