eDoctor
Câu hỏi:
Em bị nổi mụn ở đầu lưỡi đau rát khi chạm vào và ăn uống , đây là triệu chứng của bệnh gì ạ ?
Trả lời:
Chào bạn Theo hình ảnh bạn gửi kèm theo có thể nghĩ đến bạn bị nhiệt miệng, lưỡi. Nhiệt miệng, nhiệt lưỡi là tên gọi theo dân gian, đây là bệnh viêm loét niêm mạc miệng do nhiều lí do khác nhau gây ra. Viêm loét niêm mạc miệng tuy không phải là một bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn trong việc ăn uống và vệ sinh răng. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như: - Áp lực tinh thần lớn, công việc căng thẳng stress khiến cho chức năng miễn dịch bị suy giảm; các rối loạn bài tiết bên trong, dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm… - Suy giảm chức năng khử độc của gan, các chất độc (kim loại nặng như Asen, chì…) tích tụ lại ở niêm mạc đường tiêu hóa (chủ yếu là niêm mạc miệng) khi lượng chất độc đủ lớn tạo nên ổ hoại tử rồi vỡ ra tạo thành vết loét miệng. - Nhiễm khuẩn: Do mất cân bằng sinh học của tạp khuẩn trong miệng bao gồm: các vi khuẩn ái khí, kỵ khí và nấm cộng sinh. - Một số yếu tố nguy cơ: Thiếu hụt các chất tạo máu như axít folic, vitamin B12. - Bất thường miễn dịch. - Nhiễm khuẩn do virus: Herpes Simplex virus (HSV), Human Herpesvirus (HHV), Varicella-Zoster virus (VZV), Cytomegalovirus (CMV), Streptococcus Sanguis, Helicobacter Pylori,.. - Bệnh có nhiều liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, bệnh mang tính chất tự miễn. Biểu hiện của bệnh nhiệt miệng rất rõ ràng và dễ phát hiện. Khi bị nhiệt miệng trong niêm mạc miệng của người bệnh sẽ xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm, đốm trắng to dần hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần, có khi tới 10 mm và khiến bạn có cảm giác đau đớn khi há miệng, khi ăn và uống. Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 10 – 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự. Khi bị nhiệt miệng trong người bạn luôn cảm thấy khó chịu bứt rứt. Người bị nhiệt miệng sẽ cảm giác nóng trong người, có thể nổi vài cục mụn đi kèm. Thường là mụn mủ mọc nhanh và dễ vỡ để phân biệt với các dạng mụn khác. Khi bị nhiệt miệng ở lưỡi bạn có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản mà hiệu quả sau: + Uống vitamin C liều cao, Vitamin A, B2 giúp tái tạo niêm mạc giúp nhanh khỏi nhiệt miệng. + Không sử dụng nước đá lạnh. Sau khi ăn xong súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng. + Chế độ ăn nên uống nhiều nước giúp thanh nhiệt, bài tiết độc, lương huyết tốt hơn. + Nên ăn nhạt, tránh các thực phẩm có tính cay nóng như ớt, tiêu, gừng + Nên ăn canh mát, các loại thịt như cá nước ngọt, vịt, ngan + Sử dụng gel bôi nhiệt miệng chứa thành phần Chlorhexidine digluconate có tác dụng trị những vết loét cục bộ trong miệng, nhiễm khuẩn, viêm quanh chân răng, phòng ngừa viêm lợi,…(mua tại hiệu thuốc) Ngoài ra, bạn có thể uống thêm nước sắn dây, ăn cà chua sống, súc miệng bằng nước cốt dừa hoặc ngậm nước muối loãng cũng có thể giúp bạn nhanh chóng khắc phục được hiện tượng đau do nhiệt lưỡi gây ra. Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên làm sạch vùng miệng để hạn chế sự tấn công của vi khuẩn để vết thương nhanh chóng liền miệng nhé. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Tags:Răng Hàm MặtNội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play