Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ,
Em gần đây hay bi đau xương cụt khi đứng lên sau một lúc ngồi. Chi đau một chút rồi thôi. Em nên làm gì vậy bác sĩ?
Trả lời:
chào bạn!
Xương cụt là phần cuối cùng của xương sống, được cấu tạo bởi 5 đốt sống tạo thành hình tam giác nối với xương hông. Đau xương cụt là đau xuất hiện ở xương cụt hoặc ở vùng cơ sát với xương cụt. Đau xương cụt không phải là bệnh quá nghiêm trọng, nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đây là căn bệnh đặc trưng của nữ giới vì xương cùng của nữ ngắn và rộng hơn so với nam giới. Khả năng giãn nở của các cơ, gân, đốt sống ở lưng của phụ nữ mạnh hơn ở nam giới, kém thích nghi với các hoạt động mạnh dẫn tới dễ bị đau buốt vùng lưng và xương cụt.
* Triệu chứng của đau xương cụt:
- Đau nhức hoặc nhói ở mông hoặc hông.
- Đau xuống háng, hai chân, đầu gối và có thể đau mắt cá.
- Cảm giác đau ở một chỗ sau đó lan rộng ra xung quanh.
* Nguyên nhân gây đau xương cụt:
- Nguyên nhân thông thường: Đặc điểm của bệnh là khi ngồi lâu hay khi đang ngồi mà đứng lên hoặc khi nén ép vào đầu nhọn của xương cùng cụt thì đau nặng thêm.
- Nguyên nhân bệnh lý: Đa số phụ nữ bị đau xương cụt là do các bệnh phụ khoa gây nên. Ngoài ra, có thể là do các bệnh nội khoa, bệnh xương khớp (viêm khớp dạng thấp hoặc thoái hóa khớp) hoặc những tổn thương từ bên ngoài như: bị ngã đập mông xuống đất hoặc va đập vào thành, góc các đồ vật, dụng cụ...
Để giảm đau nhức, người bệnh nên nằm nghỉ ngơi, kết hợp với một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là bổ sung canxi cho cơ thể. Không chơi thể thao, vận động mạnh trong thời gian bị đau. Có thể kết hợp với các phương pháp xoa bóp, bấm huyệt hoặc dùng thuốc giảm đau đặt vào hậu môn. Nếu điều trị lâu ngày không khỏi, bác sĩ có thể khuyên người bệnh phẫu thuật cắt bỏ xương cùng
Tags:Phục Hồi Chức NăngNội Khoa