eDoctor
Câu hỏi:
Mẹ e bị thoát vị đĩa đệm bác sĩ kêu mổ nhưng nhà k đủ đk lại cho đi chữq bấm huyệt khỏi tạm tạm. Vậy cần ăn uống và hỗ trợ những thuốc nào để cải thiện xương cũng như lâu bị lại ạ
Trả lời:
Chào em Bệnh thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ bên ngoài bị rách hoặc đứt, tạo nên những khe hở, nhân nhầy luôn tạo ra một áp lực lớn để chui qua khe hở này với tốc độ rất nhanh, hình thành một khối gọi là khối thoát vị chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh và màng tủy. Bất kỳ đoạn cột sống nào cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm nhưng phổ biến nhất là ở thắt lưng và cổ, do các vị trí này chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ thói quen sinh hoạt hằng ngày. Mặc dù không phải là bệnh nan y nhưng để điều trị khỏi dứt điểm không phải là điều dễ dàng. Theo các bác sĩ chuyên gia xương, khớp, có thể hạn chế được một phần các triệu chứng đau của bệnh thoát vị đĩa đệm bằng chế độ ăn phù hợp, tập thể dục đều đặn hoặc sử dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống và vật lý trị liệu mà không cần mổ hay dùng thuốc. Những biện pháp hỗ trợ người bị thoát vị đĩa đệm: 1. Dinh dưỡng: Canxi là một chất vô cùng quan trọng không thể thiếu đối với sự phát triển của xương khớp và dễ dàng tìm thấy trong các loại thực phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai…, Các loại rau có màu xanh đậm như rau cải xoăn, cải bó xôi (rau bina), bông cải xanh..., Các loại đậu như đậu phụng, đậu Hà Lan, đậu đen…, Một số loài cá như cá hồi và cá mòi..., Những thực phẩm khác như tàu hũ, hạt vừng, bánh bắp, đường nâu. - Vitamin D cần thiết để hỗ trợ cơ thể có thể hấp thụ và chuyển hóa canxi, giúp bảo vệ khung xương. Các loại thực phẩm như lòng đỏ trứng, cá hồi, cá trồng, gan, sữa sẽ nguồn vitamin D thật tuyệt vời. - Magie và vitamin K giúp tổng hợp protein hình thành xương cũng như duy trì mức độ khoáng hoá của xương. Magie có nhiều trong các loại ngũ cốc và bánh mì; các loại quả hạch như hạt điều, hạt hướng dương, hạnh nhân; các loại rau màu xanh đậm như rau cải xoăn, rau bina, bông cải xanh cũng như trong các loại trái cây như bơ và kiwi. Vitamin K có trong gan động vật, thịt heo, sản phẩm từ sữa và các loại rau cải như măng tây, rau bina, bông cải xanh. - Axit béo Omega 3 khi đi vào cơ thể sẽ biến đổi thành prostaglandin, giữ vai trò quan trọng trong chuỗi phản ứng kháng viêm. Vì vậy người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu Omega 3 như cá hồi, cá ngừ, đậu nành… - Glucosamine và Chondroitin là những chất quan trọng giúp tái tạo sụn khớp, có nhiều trong nước hầm xương ống hay sụn sườn của bò và dê. Để giảm đau và chống viêm hiệu quả, người bị thoát vị đĩa đệm cần phải loại bỏ ra khỏi khẩu phần ăn hằng ngày các loại thực phẩm như thịt đỏ, bánh mì trắng, mì ống, sữa nguyên kem, thức uống có đường và bánh snack, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, thực phẩm có thành phần là dầu thực vật đã được hydro hoá, các chất kích thích như bia, rượu,… 2. Tập thể dục: người bị thoát vị đĩa đệm cần thường xuyên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe của mình. Tránh tập các môn thể thao thiên về thể lực, sức mạnh. Tránh tập thể dục, chạy bộ, đi xe đạp trên những đoạn đường gồ gề, mấp mô… Tùy theo vị trí đốt sống bị thoát vị mà có các bài tập khác nhau. Mẹ em có thể tham khảo các bài tập dành cho người thoát vị đĩa đệm tại các trung tâm vật lý trị liệu, phục hồi chức năng hoặc các phòng khám cơ- xương- khớp nhé. 3. Người bị thoát vị đĩa đệm cần chú ý tránh làm những việc sau: – Tránh lao động quá sức, khuân vác vật nặng, gắng sức để nâng vật nặng lên – Trong sinh hoạt hằng ngày tránh vận động mạnh, thay đổi tư thế đột ngột vì rất dễ gây tổn thương cột sống, gây tổn thương cho đĩa đệm – Tránh ngồi quá lâu một tư thế cố định: nếu bạn làm việc văn phòng cần thường xuyên vận động, nghỉ ngơi 3-5 phút sau 1-2h làm việc để xương khớp được thư giãn, nghỉ ngơi và máu lưu thông tốt hơn. – Cần hạn chế các tư thế làm căng cột sống như cúi gập người về phía trước hoặc ra sau Đĩa đệm khi bị sai cấu trúc rất khó trở lại trạng thái ban đầu nếu không có tác động hỗ trợ điều trị từ bên ngoài. Vì vậy, người bệnh cần biết lắng nghe cơ thể, tiếp cận đúng phương pháp giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị, khả năng phục hồi nhanh, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Chúc mẹ em chóng hồi phục!
Tags:Phục Hồi Chức NăngNội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play