eDoctor
Câu hỏi:
Chào bs . Em bị té xe và có trầy xướt như trên hình . Bs cho em lời khuyên nên băng bó vết thương hay để hở cho mau lành , em có băng vết thương bằng povidine ạ . Và thưa bs làm ntn để mau lành nhất ạ . E xin cảm ơn
Trả lời:
Chào em Thông thường sau khi bị tai nạn, có vết thương xây xát da dơ, nên xử trí theo các bước như sau: - Làm sạch vết thương: bằng cách rửa vết thương dưới vòi nước sinh hoạt cho chảy liên tục lên vết thương vừa giúp giảm đau và dòng chảy nước sẽ làm trôi đất cát dơ hoặc máu tụ. Nó giúp vết thương không bị nhiễm trùng, giảm hoạt động của các đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính, từ đó giúp vết thương nhanh lành và hạn chế để lại sẹo xấu trên da. Có thể làm sạch tạm thời vết thương dưới dòng nước chảy bằng xà phòng tắm. Nếu phát hiện còn dị vật bên trong nên nhẹ nhàng loại bỏ dị vật, nếu không thể lấy được nên tới cơ sở y tế, tránh làm tổn thương thêm vết thương. - Rửa lại vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc kết hợp với Povidine pha loãng. - Băng vết thương: sau khi rửa sạch vết thương và nhẹ nhàng lau khô vết thương nên lấy băng vết thương băng lại. Nếu vết thương lớn nên dùng băng vết thương dạng xịt Nacurgo tạo màng sinh học bao phủ vết thương trước, rồi dùng băng gạc vô khuẩn để che vết thương trong 24- 48h, băng kín nhưng không băng quấn vết thương quá kỹ. Nếu vết thương nhỏ chỉ cần dùng băng vết thương dạng xịt Nacurgo trên vết thương, vừa giúp bảo vệ vết thương vừa giúp vết thương nhanh lành hơn gấp 3- 5 lần. - Tiêm thuốc phòng uốn ván: nếu trong khi ngã em có tiếp xúc với tác nhân có thể gây uốn ván như gỉ sắt, rác thải, phân động vật...hoặc nghi ngờ mình có thể bị nhiễm vi khuẩn uốn ván, lúc này bạn không nên tự xử lý vết thương hở tại nhà mà nên tới cơ sở y tế để được tiêm phòng uốn ván, tránh được nguy hiểm do vi khuẩn uốn ván mang lại. Lưu ý: Không nên rửa vết thương bằng oxy già, bằng cồn hay Povidine trực tiếp lên vết thương vì sẽ làm tổn thương các mô hạt, tế bào da... làm vết thương lâu lành sẹo xấu. Ngoài ra, phải rửa thật sạch mới được băng vì nếu không sẽ bị đóng mày khô, dịch viêm không thoát ra được dễ làm viêm nhiễm vết thương, nhiễm trùng nặng nề... Nên thay băng ngày một lần, có thể đổ nước muối hoặc nước máy lên vết thương trước khi thay băng giúp gạc không dính vào vết thương lúc tháo băng ra. Nếu vết thương dơ, viêm đỏ nên đi khám để được bác sĩ đánh giá tình trạng, uống kháng sinh, kháng viêm. Trường hợp vết thương đóng mày khô em có thể tự xử lý để vết thương tróc hết mày khô bằng cách rửa vết thương bằng nước muối sinh lý pha Povidine ngày một lần, bôi kem Biafine hoặc Silvirin dày lên vết thương, băng kín vết thương sạch. Sau vài ngày vết thương sẽ mềm ra và tróc hết mày khô. Sau đó tiếp tục thay băng bôi kem hoặc đắp gạc Urgotul, băng vết thương lại, giữ vết thương trong môi trường ẩm sẽ mau lành. Chúc em chóng bình phục
Tags:Phục Hồi Chức NăngNội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play