eDoctor
Câu hỏi:
Bác sĩ có thể tư vấn cho em về bệnh tiểu đường tuýp 2 không ạ? Mẹ em năm nay 54 tuổi, me em mới được chẩn đoán là tiểu đường tuýp 2 với mức đường huyết đo được là 6.2 mol, vậy lượng đường này cao hay thấp ạ? Bệnh này có thể chữa khỏi hay không ạ? Và xin bác sĩ tư vấn giúp em, là những thực phẩm ăn uống hàng ngày mẹ em có thể ăn được những gì và nên kiêng gì ạ? Em cảm ơn!
Trả lời:
Chào bạn Không biết ngoài chỉ tiêu đường huyết khi đói (6,2 mmol/L) mẹ bạn có được làm thêm các xét nghiệm khác để được chẩn đoán là bị tiểu đường type 2 không. Nếu chỉ dựa theo chỉ số này thì mẹ bạn đang ở giai đoạn tiền tiểu đường. Tùy mức đường huyết và bệnh lý kèm theo mà bác sĩ quyết định mẹ bạn có phải dùng thuốc không, dùng thuốc gì.... Nhìn chung, bệnh đái tháo đường type 2 có thể kiểm soát bằng chế độ ăn và luyện tập. Với mức đường huyết của mẹ bạn như vậy thì cũng chưa quá cao, lại chưa có biến chứng do đái tháo đường thì có thể điều trị bằng thay đổi chế độ ăn và luyện tập. Mẹ bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm cân đối về chất xơ và chất bột đường nhằm giúp đường huyết luôn ổn định sau ăn. Nên chú ý đến chỉ số đường huyết của thực phẩm (GI) để lựa chọn thức ăn phù hợp cho mình. Chỉ số GI càng cao, thì khả năng làm tăng đường huyết sau ăn càng cao. Mẹ bạn nên bổ sung nhiều rau xanh, chúng chứa nhiều chất xơ giúp ổn định chỉ số đường huyết. Nên ăn những thực phẩm giàu omega-3, như cá hồi, hạt chia, óc chó,... có lợi cho tim mạch và nên sử dụng các loại sữa ít chất béo, có chứa đường palatinose và chất xơ hòa tan, không làm đường huyết tăng nhanh sau khi ăn. Thực phẩm cần tránh bao gồm carbohydrate đơn giản, được chế biến, chẳng hạn như đường, mì ống, bánh mì trắng, bột mì và bánh quy, bánh ngọt, các loại thịt đóng hộp, thức ăn nhanh, gà rán, khoai tây chiên, thịt xông khói. Các thực phẩm chế biến sẵn thường nhiều muối và đường không những làm tăng đường huyết sau ăn mà còn ảnh hưởng chỉ số huyết áp. Như vậy, tuy khả năng chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường (đái tháo đường) còn là một thách thức rất lớn trong y khoa nhưng bằng cách xây dựng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng phù hợp để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh tiểu đường type 2, không để xảy ra các biến chứng thường gặp. Thân mến!
Tags:Nội TiếtNội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play