eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, Em bị bệnh ra rất nhiều mồ hôi, dễ ra mồ hôi. Biểu hiện là tắm xong mà hơi bí 1 tí lại lại ướt hết người, hoặc nằm điều hoà mà mồ hổia như tắm. Thậm chí em đi biển với bạn, đi bộ loanh quanh cũng đã ướt áo. Ngoài việc gây ảnh hưởng như trên thì mồ hôi của em còn... nồng và hôi, rất nồng luôn. Khi tập thể thao mà về cơi quần áo ra thì mùi rất nồng. Mong các bác sĩ cho em 1 giải pháp.
Trả lời:
Chào bạn. Nguyên nhân gây bệnh là do dây thần kinh giao cảm kích thích mồ hôi tiết ra nhiều hơn bình thường. Dây này gửi tín hiệu tới các mạch máu, buộc chúng co lại, khiến bàn tay bàn chân lạnh ngắt và ẩm ướt. Ngoài ra còn do lo lắng, hồi hộp, xúc động mạnh hay công việc căng thẳng… Biểu hiện của bệnh rất rõ rệt, lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân bị ra mồ hôi. Tuỳ từng người mà lượng mồ hồi tiết ra nhiều hay ít. Thậm chí, có những người bị đổ mồ hôi cả lòng bàn tay và chân. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự tự tin của bản thân, hoạt đông của cá nhân hay công việc. Ví dụ như nhân viên ngân hàng không thể đếm tiền được vì ra quá nhiều mồ hôi, học sinh khi viết bài mồ hôi thấm ướt vở…Hơn nữa, khi ra mồ hôi ở lòng bàn chân sẽ khiến chân có mùi hôi, tạo cảm giác cho bản thân hay những người đối diện. Bác sĩ cung cấp một số thông tin gợi ý giúp bạn cải thiện tình trạng này: 1. Lá Lốt Có rất nhiều cách sử dụng lát lốt để trị chứng đổ mồ hôi tay, chân. Cách thứ nhất dùng thân, lá và rễ lá lốt rang vàng, hạ thổ, sắc uống trong 7 ngày liền, nghỉ 4 - 5 ngày sau đó tiếp tục sử dụng bài thuốc thêm 1 tuần. Cách thứ hai, nấu nước lá lốt, cho thêm chút muối tinh, ngâm tay trong nước ấm, áp dụng ít nhất một lần trong ngày. Cách thứ 3, chế biến lá lốt thành những món ăn ngon mà lại có tác dụng như những vị thuốc như chả lá lốt, thịt rang lá lốt, đảm bảo là rất thơm ngon, vừa miệng mà lại có tác dụng chữa bệnh. 2. Chè xanh Có một liệu pháp giúp làn da khỏe đẹp mà ít bạn trẻ để ý đó là tắm bằng nước lá chè xanh. Tắm nước chè xanh sẽ giúp bạn sảng khoái hơn sau một ngày học tập, làm việc mệt mỏi. Nước trà xanh còn ấm dùng để ngâm tay không những giúp bạn có một làn da tay mịn màng mà còn hạn chế mồ hôi chân, tay tiết ra nữa đấy. Giống như lá lốt, trà xanh không khó kiếm, nếu đi chợ sớm để chọn được những bó trà xanh tươi với giá không quá đắt. Không chỉ dùng chữa bệnh mà nếu hãm trà xanh để uống, bạn sẽ dễ giảm cân hơn và cơ thể cũng thanh lọc, hỗ trợ việc "xử lý"" chứng đổ mồ hôi tay, chân từ bên trong. Nếu không có trà xanh thì trà túi hoặc trà mạn là một thay thế không tồi. 3. Ngải cứu Ngải cứu tác dụng chữa các chứng bệnh về tiêu hóa, thần kinh, bệnh ngoài da và những rắc rối về "nguyệt san", ngải cứu còn có tác dụng trong chữa trị chứng đổ mồ hôi chân tay. Vào mùa lạnh, bạn cho cây ngải cứu vào bát, đốt rồi hơ tay, chân vào hơi nóng bốc lên. Tinh dầu ngải cứu sẽ có tác dụng làm ấm đôi bàn tay, chân của bạn, hạn chế tình trạng hư hàn - nguyên nhân chính gây chứng đổ mồ hôi tay chân. 4. Lá dâu tằm Những lá dâu tằm tươi xanh mơn mởn không chỉ dành làm thức ăn cho tằm nhả tơ mà còn có thể đun sôi làm nước uống trị đổ mồ hôi tay, chân nữa đấy. Có thể kết hợp thêm với lá lốt, hạt sen, đường kính để thành một loại thức uống dễ chịu. Không chỉ lá, cành cây dâu kết hợp với cỏ xước, cây mắc cỡ sắc lên uống cũng có tác dụng trong điều trị đổ mồ hôi tay, chân. 5. Muối Dùng muối hạt hòa tan vào nước ấm ngâm ngập bàn tay và bàn chân vào nước ấm. Ngoài ra, còn hai cách khác là rang muối trên chảo nóng rồi hơ, xông chân tay hay gói muối hạt vào một tấm vải sạch rồi đem chờm vào chân tay. Ba cách này đều có thể giúp bạn trị dần chứng đổ mồ hôi chân, tay đó. Kết hợp những liệu pháp tự nhiên trên cùng với việc giữ ấm lòng bàn tay, bàn chân khi trời lạnh, tránh kích động mạnh đến hệ thần kinh, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bạn cải thiện chứng đổ mồ hôi chân tay . Thân. 35/Chào bạn. Theo ghi nhận trên siêu âm, hiện tại đang có tình trạng bóc tách túi thai, hay dùng từ dể hiểu tương tự là động thai. Bác sĩ ở Đà Nẵng nói "thai nhi chưa bám vào tử cung" là cách nói để bạn dễ hiểu, thực chất là do trứng sau khị thụ tinh sẽ được vùi vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ và phát triển ; ở đây hiện có tình trạng làm tổ chưa tốt dẫn đến động thai. Thời kỳ 3 tháng đầu, nguy cơ động thai thường cao hơn so với thời kỳ còn lại trong thai kỳ. Nguyên nhân dẫn đến động thai vào những tuần lễ đầu của thai kỳ khá nhiều. Trong đó có thể kể đến: Trứng đã thụ tinh gặp trục trặc, mẹ bầu mắc bệnh về máu, bất thường về tử cung như viêm nhiễm cổ tử cung, u tử cung, tử cung co rút. Ngoài ra, nguyên nhân còn có thể xuất phát từ thể chất suy nhược, làm việc quá sức, nghỉ ngơi không hợp lý, dinh dưỡng kém, sự bất thường về nhiễm sắc thể, một số bệnh tật mãn tính như suy tim, bệnh thận, mất cân bằng nội tiết tố. Các dấu hiệu có thể gặp như đau bụng dưới, mỏi thắt lưng, âm đạo có thể ra ít dịch mầu hồng nhạt hoặc bị ra máu , hoặc cũng có thể không thấy dấu hiệu bất thường, ghi nhận được tình trạng trên siêu âm. Trước mắt, vợ bạn nên sử dụng thuốc dưỡng thai theo toa bác sĩ, nghỉ ngơi, vận đông nhẹ nhàng, kiêng giao hợp, tái khám ngay khi có tình trạng đau bụng hay ra huyết nhiều, nếu không có dấu hiệu gì khó chịu thì tái khám sau 1-2 tuần để kiểm tra tình trạng động thai . Thân.
Tags:Nội TiếtNội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play