Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ,
Người cháu bị bạch tạng từ năm lớp 7 đến nay mà vẫn k đỡ. Lúc đầu cháu ăn nhiều trứng lên bây giờ nó lang hơi nhanh và to ra. Vậy cho cháu hỏi làm thế nào để khỏi bệnh và cháu lên ăn những gì và phải kiêng những gì để cháu ngăn ngừa cho hết lang và đỡ lang thêm ạ.
Cháu xin cảm ơn bác sĩ ạ
Trả lời:
Chào bạn !
Nghe như bạn nói thì có lẽ bạn có các mảng bạch biến?
Bạch biến là một bệnh da lành tính, không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe chung nhưng làm mất thẩm mỹ, có thể gây mặc cảm xã hội đau khổ cho người mắc bệnh.
- Không điều trị, 15%-20% các trường hợp bệnh bạch biến có thể tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên,vì bạch biến có thể gây cảm xúc căng thẳng nghiêm trọng cho bệnh nhân nên bệnh cần phải được điều trị.
- Có nhiều lựa chọn khác nhau trong điều trị bạch biến nhằm phục hồi sắc tố cho vùng da bệnh với những ưu điểm cũng như bất lợi riêng. Không phương pháp điều trị nào có kết quả hoàn toàn hay thích hợp cho tất cả bệnh nhân bạch biến.
- Cần có bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi thường xuyên vì thời gian điều trị bệnh kéo dài và có thể gây một số tai biến cho bệnh nhân
.1. Kem chống nắng SPF>45: ngăn phỏng nắng vùng da bệnh, giảm tổn hại da do nắng (hiện tượng Koebner), giảm rám nắng vùng da không bệnh chung quanh.
2. Mỹ phẩm: dùng để che phủ sang thương bạch biến khu trú ở mặt, cổ, bàn tay.
Ưu điểm: chi phí thấp, dễ thực hiện, ít tác dụng phụ và có thể giúp tổn thương có màu rất giống màu da thường.
3. Corticosteroids bôi tại chổ:
a. Đối với các sang thương giới hạn, thường là thuốc đầu tay cho trẻ em
b. Vị trí: mặt - có đáp ứng tốt nhất, cổ, tứ chi (trừ ngón tay, ngón chân)
c. Dùng corticosteroids tác dụng mạnh trong 1-2 tháng đầu, sau đó giảm liều dần bằng corticosteroids yếu hơn
d. Trẻ em và sang thương lớn hơn: dùng corticosteroids tác dụng trung bình. Cẩn thận khi dùng quanh mắt vì thuốc có thể gây tăng nhãn áp.
e. Theo dõi bằng đèn Wood. Nếu không đáp ứng sau 3 tháng điều trị, nên ngưng bôi thuốc tiếp (30%-40% đáp ứng chậm sau 6 tháng).
f. Dễ thoa, dễ tuân thủ, giá rẻ, thích hợp cho các sang thương giới hạn
g. Tái phát sau khi ngưng thuốc. Tác dụng phụ: teo da, dãn mạch, rạn da…cần được theo dõi kỹ.
Thân ái
Tags:Nội KhoaNội Tiết