eDoctor
Câu hỏi:
Chào bác sĩ Be trai nhà em 22 tháng tuổi Bé bị táo bón cách đây 4 hôm ạ, lần đầu đi bé cũng phải rặn, nhưng vẫn tự đi dc, cách đây 2 hôm bé lại bị và lần này phân quá to e phải dùng thuốc thụt, theo em quan sát phân ko quá khô nhưng to ạ bé ko tự rặn được. Trước đấy bé cũng đã từng bị khoảng hơn 1 tháng trở lại đây bé có đỡ hơn nhưng khi đi vẫn phải rặn ạ. Bé đi 2 ngày 1 lần. Sinh hoạt của bé ngày 3 bữa chính 1 bữa phụ buổi chiều lúc ngủ dậy, ngày 2 bình sữa công thức, em cho bé uống sữa Nan của Nga ạ, từ trước đến giờ bé vẫn uống sữa này. E cũng bổ sung thêm rau lang, rau mùng tới, đậu bắp bé cũng khá chịu khó ăn ạ. Em cũng vổ sung thêm men tiêu hóa cho bé ngàu 1 ống và thức uống mát gan, giải độc ạ, mới bổ sung dc 2 ngày nay nhưng 2 ngày rồi vẫn chưa thấy bé đi lại e đang rất lo lắng. Bác sĩ tư vấn giúp giờ e nên làm gì ạ?? Nên thay đổi gì ko ạ? Có dùng thêm men tiêu hóa hay thuốc nhuận tràng gì ko ạ?? Và có nên dùng thuốc thụt ko, dùng trong trường hợp nào? Cường độ như thế nào? Cảm ơn các bác sĩ đã lắng nghe và giải đáp rất mong nhận dc phản hồi từ bác sĩ
Trả lời:
Chào em Nguyên nhân trẻ táo bón thường do: Uống thiếu nước: Trẻ 2 tuổi thường rất hiếu động và đùa nghịch. Do đó, trẻ đổ mồ hôi rất nhiều, nhất là vào những ngày nắng nóng. Nếu trẻ không cung cấp đủ nước thì lượng nước cơ thể trong cơ thể sẽ bị thiếu và dễ gây táo bón. Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ: Phần lớn các bé 2 tuổi đều biếng ăn các loại rau, củ, quả. Vì vậy, khi cơ thể trẻ bị thiếu xơ sẽ khiến phân trở nên khô cứng và di chuyển chậm trong trực tràng. Pha sữa không đúng công thức: Bố mẹ thường có tâm lý rằng, cho trẻ uống nhiều sữa để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, giúp bé lớn nhanh. Tuy nhiên, việc lạm dụng và pha sữa không đúng công thức là nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ 2 tuổi. Trẻ nhịn đi đại tiện: Khi bị người lớn thúc giục đi đại tiện, trẻ sẽ cảm thấy áp lực. Đặc biệt ở những trẻ bị táo bón, cảm giác đau rát khi đi đại tiện luôn khiến chúng cảm thấy sợ hãi. Do đó, trẻ hình thành nên thói quen nhịn đi đại tiện. Thói quen này dẫn đến tình trạng phân tích tụ và được giữ lại lâu bên trong ruột già. Tại đây, phân sẽ bị hấp thu một phần nước và trở nên khô cứng hơn. Khi phân bị mắc kẹt, di chuyển chậm sẽ làm cho trẻ khó đi ngoài. Về tình trạng của bé được mẹ chăm sóc tốt rồi để khắc phục mẹ nên tập cho bé đi vệ sinh mẹ nên khuyến khích bé thường xuyên ngồi bô ngay cả khi bé không có nhu cầu. Thời điểm thích hợp để thực hiện điều này là sau khi ăn từ 20 – 30 phút và trước khi đi ngủ. Cố gắng cho bé ngồi khoảng 10 phút dù việc đi tiêu có hay không xảy ra. Để giúp bé dễ đi ị hơn, hãy cố gắng giữ cho trẻ bình tĩnh và thư giãn. mát xa vùng bụng Có thể để một số đồ chơi ở gần bô hoặc bồn cầu đề khuyến khích trẻ ngồi trong đó lâu hơn. Không nên lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc thụt Trước khi cho bé ngồi bô nên cho bé uống ly nước, bôi chút mật ong vào hậu môn bé. Thân mến chào em
Tags:Nhi Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play