eDoctor
Câu hỏi:
chào bác sĩ ! bé nhà em đang trong độ tuổi ăn dặm mà cháu bị táo bón quá , em có cho cháu ăn khoai lang , sữa chua các loại rau củ nhưng vẫn không đi đại tiện được , cứ 2 ngày em đã thông đít cho cháu mà phân đã vón cục cứng rặn kèm theo cả gỉ máu rồi , có cách nào cải thiện được tình trạng này không bác sĩ , em cảm ơn ạ !
Trả lời:
Chào em Nguyên nhân táo bón ở trẻ đang ăn dặm không chỉ đơn thuần là thiếu chất xơ mà có thể là do mẹ cho bé ăn quá nhiều chất đạm, chất béo và ít chất khoáng, thức ăn cứng hoặc không có đủ hàm lượng vitamin B1 cần thiết; Hoặc bé uống ít nước, ít vận động; Do mải chơi hoặc do thay đổi môi trường đi vệ sinh (bé đi nhà trẻ) nên bé không chịu đi vệ sinh. Tất cả những yếu tố trên đều có thể làm bé bị táo. Khi bị táo, bé bị đau sau khi đi tiêu và điều này khiến bé sợ đi cầu và lần đi sau sẽ càng đau hơn; Muốn giúp bé đi vệ sinh dễ dàng hơn thì mẹ cần phải thực hiện đồng bộ nhiều phương pháp chứ không chỉ đơn giản là cho bé ăn nhiều chất xơ như khoai lang, sữa chua, rau củ. Ngoài việc cho bé ăn nhiều chất xơ, rau củ...mẹ cần chú ý cho bé uống nhiều và đủ nước mỗi ngày, tốt nhất là nước ép hoa quả tươi. Nếu bé đang bú mẹ thì mẹ cần uống thêm nước và ăn thêm nhiều chất xơ; Nếu bé uống sữa công thức cần pha sữa đúng tỷ lệ vì ít nước quá có thể dẫn đến táo bón, nhưng nếu nhiều nước quá có thể gây suy dinh dưỡng; Giảm các loại thực phẩm và nước uống ngọt; thức ăn có chất béo để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Hạn chế cho bé ăn nhiều tinh bột và chuối; thay bằng gạo nguyên cám, ngũ cốc, yến mạch...Cho bé ăn thêm các loại sinh tố để bé dễ hấp thụ vì trong sinh tố có chứa các vitamin cần thiết, nước và bổ sung chất xơ nhanh chóng cho bé. Ngoài ra, mẹ nên massage bụng cho bé bằng đầu ngón tay, xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ, ấn nhẹ ở phía bên phải. Bụng mềm là tốt, còn bụng cứng là biểu hiện của tình trạng táo bón. Thực hiện động tác xoa bụng cho bé trong 5 – 10 phút để thúc đẩy nhu động ruột, giúp bé tiêu hóa tốt hơn và hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả. Nếu bụng bé bị chướng cần đưa bé đi khám bác sĩ; Mẹ cũng có thể nắm vào mắt cá hai chân bé rồi di chuyển theo động tác bé đạp xe trong khoảng 5 – 10 phút. Động tác này làm tăng áp lực cơ bụng lên ruột, giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn. Khi tắm, mẹ có thể massage cho bé trong bồn tắm: ngâm bé trong chậu nước tắm, nước ngập ngang ngực, nhẹ nhàng massage bụng bé theo chiều kim đồng hồ, khi thấy bé có biểu hiện muốn rặn, mẹ nâng cao 2 chân của bé, ép về phía bụng. Sau đó, cha mẹ chờ một lát và chuẩn bị thu dọn chất thải của bé. Thực hiện việc này nhiều lần sẽ giúp trẻ có thói quen đi ngoài đúng giờ và không bị táo bón nữa. Khi áp dụng các biện pháp trên nhưng vẫn không cải thiện tình hình, có thể nguyên nhân là do bé không dung nạp được đạm trong sữa bò. Khi đó mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để thay sữa khác cho bé (sữa dê, sữa đạm thủy phân một phần). Ngoài ra, mẹ không nên thông thụt để bé đi vệ sinh mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ về thuốc làm mềm phân cho bé dễ đi cầu, sau đó tập thói quen đi cầu vào một thời điểm cố định trong ngày. Nếu thường xuyên thông, thụt cho bé có thể gây ra những vấn đề như tổn thương thành hậu môn do hậu môn của bé vẫn còn rất non nớt, bé mất phản xạ đi vệ sinh tự nhiên, chảy máu hậu môn và gây tình trạng phụ thuộc vào thuốc. Chúc em thành công!
Tags:Nhi Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play