eDoctor
Câu hỏi:
chào bác sĩ. bé nhà em được 16 tuần, nặng 7 kg (lúc sinh cháu nặng 3,1 kg), từ lúc cháu được 4 tuần em bắt đầu cho cháu uống vitamin D3 hãng Wellbaby (hình ảnh đính kèm) đến bây giờ cháu vẫn duy trì uống đều ngày 1 lần, liều lượng 400iu/ ngày. Tuy nhiên đến giờ cháu vẫn chưa lẫy được và cháu hay bị chảy dãi. em lo lắng quá, có phải em đã cho cháu uống vitamin d3 quá nhiều và lâu ko, em nên làm gì ah. em cảm ơn
Trả lời:
Chào bạn, cám ơn bạn đã gửi câu hỏi. Sau khi chào đời, khoảng 3 tháng, bé biết lật người từ ngửa thành úp. Còn lật úp về ngửa thì phải đợi đến tháng thứ 5 vì động tác này đòi hỏi sự phối hợp và sức mạnh nhiều hơn. Bạn không cần huấn luyện bé nhà bạn học lẫy, chỉ cần đặt bé ở nơi an toàn và bé sẽ tự xoay sở.Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lẫy của bé Khả năng này được thực hiện khi bé khoảng 2 – 3 tháng tuổi. Nhưng phải đến 5 (hoặc 6) tháng tuổi, bé mới lẫy thành thạo, do lúc này, các cơ ở cổ và cơ cánh tay đã đủ chắc chắn, giúp bé vận động thành thục. Lẫy tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhưng trước tiên là ở sự cứng cáp của bé. Những bé sinh non thường có xu hướng chậm bắt kịp tốc độ phát triển so với những bé sinh đủ ngày.ời mẹ không ngờ tới. Vì thế, không đặt bé nằm ở mép giường hay bề mặt không an toàn. Cú lật người đầu tiên có thể khiến bé bị tai nạn. Một số bé biết lẫy theo đúng thời điểm. Nhưng cũng có một số bé bỏ qua giai đoạn này, tiến thẳng tới việc học ngồi và học bò. Nếu bé đạt những kỹ năng ở giai đoạn sau đó tốt mà bỏ qua việc học lẫy thì bạn không cần quá lo. Dấu hiệu cần lo lắng khi chưa biết lẫy Nếu bé chưa biết lẫy khi 6 tháng tuổi; tỏ ra không thích thú với mọi thứ xung quanh, bạn cần đưa con đi khám. Dù các kỹ năng ở mỗi bé là khác nhau (một số bé lẫy khá nhanh trong khi một số bé khác muộn hơn hoặc có bé không lẫy) nhưng nếu bé không đạt được những kỹ năng khác như không biết ngồi, không hứng thú chuyển động… thì bạn cần đưa con đi khám. Nên nhớ, những bé sinh non thường đạt được kỹ năng kém hơn bé sinh đủ ngày. Có thể bạn thấy khó tin nhưng tính cách cũng ảnh hưởng đến việc bé biết lẫy sớm hay muộn. Theo William (tác giả cuốn The baby book – tạm dịch Cuốn sách cho bé), những bé hiền lành, trầm tính thường biết lẫy chậm hơn so với những bé năng động, hướng ngoại. Trọng lượng cơ thể cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tập lẫy của bé. Những bé bụ bẫm thường biết lẫy muộn hơn và những bé nhỏ người thường biết lẫy sớm hơn. Những bé thường xuyên được đặt nằm ngửa sẽ biết lẫy chậm hơn. Tuy nhiên đây không phải lý do để cha mẹ đặt con nằm sấp khi ngủ với mong ước bé sẽ sớm biết lẫy. “Hầu hết các bé biết tự lật từ nằm ngửa sang nằm sấp ở 4 tháng tuổi” – Olson (một bác sĩ nhi khoa) cho biết. Nhưng cũng là tự nhiên nếu tới 6 tháng bé mới thành thạo kỹ năng này, bởi chậm một chút cũng không đáng lo Còn nếu bé không thể lẫy khi đã 12 tháng tuổi thì Olson khuyên, cha mẹ nên đưa bé đi khám. còn vấn đề nước dãi có thể hiểu là dòng chảy của nước bọt từ trong miệng trẻ được sản xuất dư thừa hoặc khi nước bọt không được lưu giữ dưới sự kiểm soát của khoang miệng. Chảy dãi là một hiện tượng rất hay gặp ở trẻ em. Đó là một hiện tượng sinh lý bình thường. Ở một số trẻ, tuyến nước bọt hoạt động nhiều nên có hiện tượng tăng tiết nước bọt, trẻ hay chảy nước dãi. Không chỉ chảy dãi nhiều khi thức, mà khi ngủ và ban đêm, dãi vẫn có thể chảy. Chảy dãi ở trẻ được chia làm 2 loại: Chảy dãi sinh lý và chảy dãi bệnh lý.Bé từ 3-4 tháng tuổi là giai đoạn tuyến nước bọt phát triển và hoàn thiện nên lượng nước bọt tiết ra cũng tăng lên. Tuy nhiên, chức năng nuốt nước bọt chưa hoàn thiện, khoang miệng còn nông, động tác ngậm miệng và nuốt còn chưa phối hợp chặt chẽ nên có hiện tượng chảy dãi. Chúc bé khỏe, chào thân ái
Tags:Nhi Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play