eDoctor
Câu hỏi:
bác sĩ ơi cho em hỏi bé em sinh được 13 ngày rồi nhưng mấy hôm nay dưới cổ bé tự nhiên nổi rất nhiều mục đỏ vậy có sao không bác sĩ có thuốc nào sức cho bé mau hết được không ak
Trả lời:
Chào em Bé sơ sinh tự nhiên bị nổi mẩn đỏ ở cổ có thể là do những nguyên nhân như bé bị hăm da do các nếp gấp da ở ngấn cổ cọ xát vào nhau, dễ gây tổn thương cho da dẫn đến việc da ở cổ dễ bị hăm và xuất hiện các nốt mẩn đỏ; Cũng có thể vùng da cổ bé bị nhiễm nấm men vì vùng da đó thường hay bị ẩm ướt, đồng thời là nơi dễ rơi vãi thức ăn, sữa nên dễ tạo điều kiện cho nấm men Candida phát triển và gây ra các vết đỏ ở vùng này; Hoặc thời gian này nắng nóng, bé dễ xuất hiện các dạng nổi mẩn do nhiệt và các mụn đỏ. Nhất là khi vùng cổ là nơi giữ mồ hôi, hay ẩm ướt đã tạo điều kiện để các nhiệt hình thành và phát triển. Không chỉ ở cổ mà có thể lan sang các vùng da khác như ngực, lưng, mặt, tai nếu không được điều trị sớm, đúng cách. Mẹ nên lau rửa nhẹ nhàng vùng da của bé nhằm loại bỏ lớp bụi bẩn, bã nhờn trên da. Ngoài ra, nên tắm cho trẻ bằng nước ấm với những loại xà phòng dịu nhẹ, không kích ứng da. Sau khi rửa xong nhanh chóng thấm khô bằng khăn bông mềm. Mặc cho bé quần áo thoáng mát, mềm, thấm hút tốt. Cần giữ cho vùng cổ luôn được khô thoáng, không bị ẩm ướt. Tốt nhất hãy cố gắng giữ cho vùng cổ của bé không bị gập, ngấn. Dùng kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh hoặc có thể sử dụng dầu ô liu hoặc dầu dừa dưỡng ẩm cho bé. Tuy nhiên cần chắc chắn rằng đó là những tinh dầu tự nhiên, nguyên chất 100%. Nếu bé bị nổi mẩn đỏ do nhiệt, mẹ cần đảm bảo nơi ở, vui chơi của bé luôn được thông thoáng, mát mẻ hay tốt hơn là có thể dùng máy tạo độ ẩm trong phòng của bé. Trường hợp bé bị nổi mẩn đỏ do nhiễm nấm men thì cần sử dụng loại thuốc bôi kháng nấm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu áp dụng các biện pháp kể trên mà các vết mẩn đỏ không thuyên giảm, thậm chí mức độ còn nặng và nghiêm trọng hơn thì nên nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị sớm, đúng cách. Để hạn chế tình trạng nổi mẩn đỏ cho bé sơ sinh, mẹ nên cắt móng tay bé thường xuyên để hạn chế tình trạng bé đưa tay lên gãi, gây tổn thương cho da nặng hơn. Cho bé bú đủ để bổ sung đủ nước cho bé và đảm bảo con yêu có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cho bé nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, đúng giờ để gia tăng sức đề kháng cho sức khỏe cũng như làn da của trẻ. Khi bé ăn xong dùng khăn mềm lau khô, sạch vùng da ở miệng và cổ bé. Chúc bé mạnh khỏe, phát triển toàn diện!
Tags:Nhi Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play