Câu hỏi:
Cháu nhà em hôm qua 21/11 có đi khám bsi bv nhi đồng 2 bị tay chân miệng. Cháu có về uống thuốc 2 lần theo đơn, sốt 37,8 độ có nhét đít, sau đó cháu ăn hết chén cháo tôm, ăn nhiều nho đen. Sáng nay cháu bị đi cầu nước lỏng 5 lần, 4 lần trước đi liên tục từ 7h-8h30, lần thứ 5 mới đi 13h40.
Bác sĩ cho em hỏi cháu có thể uống gói men tiêu hoá trên được không ạ?
và nên kiêng gì không ạ, trong bao lâu ạ?
Trưa nay em có cho cháu ăn cháo thịt bằm + carot + bầu xanh ạ.
Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!
Trả lời:
Chào bạn!
Tay chân miệng là một trong những căn bệnh khá phổ biến ở trẻ. Bệnh gây ra bởi một số vi khuẩn thuộc nhóm đường ruột, thường là virus Coxsackie A16 và virus đường ruột tuýp 71 (EV71). Trong đó virus EV71 có thể dẫn đến các biến chứng nặng, thậm chí gây tử vong.
Bệnh tay chân miệng có biểu hiện sớm là mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày. Sau đó, sẽ xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi. Các mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét rất đau rát làm trẻ khó ăn uống.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng đầy đủ để sức đề kháng chống chọi với bệnh tật của con tốt hơn thì bố mẹ không nên cho bé ăn đồ ăn đặc hoặc cay nóng vì sẽ khiến miệng con bị đau rát, khó chịu. Các loại thực phẩm chua nhiều axit như cam, chanh cũng nên hạn chế. Bởi những cơn đau sẽ gây ra tâm lý sợ hãi, bỏ ăn khiến sức khỏe của bé suy giảm. Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, bố mẹ vẫn nên tắm gội cho bé bình thường bằng nước ấm ở những nơi kín gió và sử dụng xà phòng sát khuẩn. Nhẹ nhàng lau rửa cho con để không làm vỡ các bọng nước. Việc này sẽ góp phần hạn chế sự phát triển của vi khuẩn mang bệnh. Do vậy, bố mẹ nên nấu mềm thức ăn và để nguội rồi mới cho bé ăn. Sau khi ăn, súc miệng trẻ sạch sẽ và để nghỉ ngơi (nhịn hoàn toàn) trong 3 – 4 giờ, rồi mới cho ăn bữa khác. Bên cạnh đó, cho con uống thêm khoáng chất và vitamin theo chỉ định của bác sĩ, hoặc men tiêu hóa nếu bé có dùng kháng sinh bạn nhé.
Chúc sức khỏe!
Tags:Nhi Khoa