eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ con em được 2 tuổi cách 2 ngày nay lưỡi bé bị trắng và bị ngứa hoăc đau trong miệng bé khó chịu và quấy khóc rât nhiều.bé không chịu ăn gì hết.cho em hỏi bé bị gì và làm cách nào để bé hết khó chịu trong miệng.
Trả lời:
Chào em Theo những dấu hiệu mà em mô tả, có thể bé nhà em đang bị tưa lưỡi (hay nấm miệng). Bệnh do nấm Candida albicans gây nên. Đây là một loại nấm men thường có trong khoang miệng của trẻ. Khi vệ sinh răng miệng của trẻ không tốt, loại nấm này bắt đầu sinh sôi nhanh chóng và gây bệnh. Biểu hiện bệnh bắt đầu là những chấm trắng nhỏ xuất hiện ở phía trên đầu lưỡi, sau đó lan rộng thành mảng trắng trên mặt lưỡi. Nếu để lâu, nấm sẽ ăn loang khắp lưỡi, làm mất vị giác, khiến trẻ biếng ăn, đau đớn, khó bú, bỏ bú và quấy khóc. Nếu nấm mọc dày có thể lan vào đường thở gây viêm phổi, nấm phổi, lan xuống dạ dày gây tiêu chảy rất nguy hiểm. Nguyên nhân khiến cho loại nấm này phát triển nhanh thường do cha mẹ không cho trẻ uống nước tráng miệng sau khi bú hoặc sau khi ăn. Ở trẻ lớn hơn không đánh răng sau khi ăn, hay ăn ngọt, ăn đêm khiến cho nấm có môi trường thuận lợi để phát triển gây bệnh. Tưa lưỡi ở trẻ cũng có thể xảy ra khi trẻ phải sử dụng một số loại thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Vì khi ấy, kháng sinh tiêu diệt những vi khuẩn có lợi và làm sinh sôi những vi khuẩn gây hại trong khoang miệng trẻ, khiến nấm candida phát triển hay đối với những trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch kém cũng dễ có nguy cơ bị tưa lưỡi. Nếu bé mới bị tưa lưỡi ở mức độ nhẹ, em có thể dùng nước muối để súc miệng hằng ngày hoặc dung dịch iod povidin 1% để súc miệng hoặc dùng gạc mềm tẩm dung dịch đó lau miệng và lưỡi cho bé. Ngoài ra, có thể dùng các thuốc chữa nấm như nystatin. Đây là thuốc kháng nấm tác dụng rất tốt thường dùng khi bị nấm lưỡi. Nystatin hầu như không độc ở tất cả các lứa tuổi, kể cả trẻ nhỏ suy yếu và ngay cả khi dùng kéo dài vì thuốc không đi vào máu. Dùng thuốc này bằng cách rơ ở miệng cho bé trong 7 ngày. Hoặc cũng có thể dùng dạng viên bao đường nystatine 500.000 đơn vị để pha thuốc nước đủ dùng cho 1 lần. Cách pha là lấy một phần năm viên thuốc pha với 1ml nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) hoặc nước nấu chín để nguội rồi dùng gạc sạch quấn quanh ngón tay trỏ rơ lưỡi và nơi có nấm mọc. Khi điều trị bệnh cho bé, mẹ không nên dùng dụng cụ đánh tưa lưỡi cho bé và cũng không nên dùng gạc hoặc khăn xô chà xát mạnh, có thể gây tổn thương niêm mạc lưỡi trẻ. Mẹ có thể tham khảo một số vị thuốc dân gian như rau ngót hoặc mật ong để chữa cho bé vì nồng độ đường tự nhiên trong mật ong có chất sát khuẩn tốt nhưng cần lưu ý khi làm xong phải cho béuống nước lọc tráng miệng để khỏi lưu lại chất đường trong miệng. Nếu đã áp dụng các cách trên mà bé vẫn không đỡ, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được điều trị bằng các loại thuốc kháng nấm hoặc đề phòng nhiễm trùng rất nguy hiểm. Việc đề phòng bệnh nấm lưỡi ở trẻ em rất đơn giản bằng cách vệ sinh khoang miệng và lưỡi của trẻ đúng cách. Thường dùng nước lọc để cho trẻ uống cho sạch khoang miệng và lưỡi ngay sau khi ăn. Có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để súc miệng cho trẻ. Với trẻ lớn hơn 2, 3 tuổi, tập cho xúc miệng, đánh răng thường xuyên sau mỗi bữa ăn. Sáng ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ, cần chú ý xúc miệng kỹ hơn, nhất là đối với trẻ thích ăn ngọt nhiều như kẹo, bánh ngọt... Chúc bé chóng bình phục!
Tags:Nhi Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play