eDoctor
Câu hỏi:
Chào bác sĩ ! Bé trai nhà em đến nay gần 2 tuổi nhưng vẫn không ngủ thông đêm. đêm ngủ từ 22h30 thì kể từ 1h30 sáng dậy từ 3-5 lần mỗi 30p để đòi chơi và gào khóc thảm thiết. Việc ru ngủ lại cũng tương đối khó khăn, nhiều đêm phải thức cùng con tới 4-5h sáng con mệt quá mới chịu ngủ. Ban ngày cháu đi nhà trẻ ngủ theo giờ của nhà trẻ thì lại ngoan tức từ: 11h-14h. Dạo này cháu cũng hay bị ốm, sổ mũi, ho mỗi khi trời lạnh. Nhà em lăn tăn ko rõ có phải do cháu thiếu canxi không vì nhiều ng khuyên vậy. Bác sỹ cho em lời khuyên để bé khỏe mạnh và chịu ngủ thông đêm ạ
Trả lời:
Chào bạn Ngoài những nguyên nhân thông thường như đèn ngủ quá sáng hoặc bé chưa thích nghi với môi trường ngoài bụng mẹ thì những nguyên nhân sau có thể khiến trẻ nhỏ hay giật mình quấy khóc đêm Nguyên nhân thần kinh: Hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh của trẻ rất nhạy cảm với mọi thứ xung quanh. Nhiều khi chỉ là một tiếng động nhẹ cũng có thể khiến bé giật mình tỉnh giấc khi đang ngủ và quấy khóc. Nếu trẻ nhỏ hay giật mình và có kèm quấy khóc, la hét thì nhiều khả năng bé đang bị căng thẳng hoặc có thể bé vừa gặp ác mộng. Nguyên nhân tiêu hóa: Bé bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc bị đầy hơi, khó tiêu… sẽ rất khó chịu và rất dễ giật mình dậy giữa đêm. Với những bé này, nếu trào ngược không được bố mẹ để mắt đến sẽ rất dễ bị sặc ngược. Do đó, tốt nhất sau khi cho bé bú, nên bế bé thẳng và nghỉ ngơi 15 phút trước khi nằm vào nôi trở lại. Hoặc có thể vỗ lưng để giúp bé ợ hơi, tránh khí dư làm bụng bé ọc ạch và trào ngược. Tiếng ồn: Khi bước ra thế giới đầy lạ lẫm bên ngoài bụng mẹ, lần đầu tiên bé biết nó ồn ào đến thế. Nào là tiếng đóng, mở cửa, nào là tiếng chuông điện thoại, nào là tiếng chó sủa, nào là tiếng nhạc khởi động máy tính… Cuộc sống vốn khá yên tĩnh và nhẹ nhàng của bé từ khi còn trong bụng mẹ bỗng chốc bị đảo lộn. Bé bất an và phản xạ giật mình xảy ra như một bản năng cơ bản để bảo vệ bản thân. Bỉm ướt hoặc bé đói: thực tế, đây là nguyên nhân dễ nhận biết nhất. Vì thế, khi trẻ đang ngủ mà giật mình và khóc thét lên, việc đầu tiên ba mẹ cần làm là kiểm tra xem tã bỉm của con có bị ướt không hoặc đã đến giờ con cần ăn chưa. Do bị còi xương: Trẻ còi xương do thiếu canxi với các dấu hiệu như chậm mọc răng, ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn… cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ. Cách khắc phục tốt nhất là cho trẻ tắm nắng thường xuyên để bổ sung vitamin D cho bé. Bạn nên đưa bé đi khám Nhi khoa để được kiểm tra nhé Thân mến
Tags:Nhi Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play