Câu hỏi:
Chào bác sĩ.năm nay e 27t.có thai được 36 tuần rồi.mà con được 2,3kg.giờ e bồi bổ những thức ăn gì cho con lên cân ạ.
Làm cách nào để bé quay đầu ạ.e sinh con so ạ.
Trả lời:
Thai 36 tuần tuổi đã có cân nặng khoảng 2,8 kg và dài hơn 48cm một chút, gần giống kích cỡ của một quả dưa vàng.
Tuy nhiên, không phải cân nặng của bé nào cũng giống nhau, chỉ số có thể xê dịch từ 0,1 – 0,2 kg
Trường hợp của bạn thai được 2,3 kg thì hơi thiếu một tí.
Bạn cần có một kế hoạch ăn uống và ngủ nghỉ như sauy:
- Ăn đủ chất và ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt nên ăn nhiều là trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc, các loại hạt, và các thực phẩm giàu protein. Ăn 4-5 bữa mỗi ngày để đảm bảo thai nhi trong bụng nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng.
- Dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi vì khi nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể phục hồi năng lượng và phòng tránh bệnh tật.
- Tuyệt đối không uống rượu, hút thuốc lá hoặc sử dụng những chất kích thích khi mang thai. Ngay đến việc tiếp xúc với khói thuốc lá cũng gây nguy cơ thiếu cân ở thai nhi.
- Nên thư giãn tinh thần, suy nghĩ lạc quan, tránh căng thẳng mệt mỏi trong thai kỳ. Tập một số bài tập hít thở sâu bằng mũi sau đó thở tất cả không khí ra qua miệng hoặc thường xuyên đi bộ nhẹ nhàng.
- Bổ sung các loại vitamin như vitamin B1, B6, vitamin E sắt, folate, canxi… theo chỉ dẫn.
Đến khoảng tuần 35, thai nhi đã bắt đầu xoay đầu xuống dưới và cố định ngôi thai để sẵn sàng cho sự ra đời của mình. Tuy nhiên, không phải em bé nào cũng “ngoan” như vậy. Nhiều bé đã sắp đến ngày ngày sinh nhưng vẫn chưa chịu quay đầu tạo thành ngôi ngang hay ngôi mông – đều sẽ khiến cho sự sinh nở của mẹ bầu khó khăn và nguy hiểm. Vậy làm thế nào để thai nhi quay đầu khi “giờ G” đã sắp cận kề?
Trong trường hợp mẹ bầu có các kiểu ngôi thai như ngôi ngang hay ngôi mông thì bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn. Do đó, nếu mẹ bầu muốn sinh thường, việc siêu âm thai để xác định bé đã xoay đầu xuống dưới chưa là cần thiết. Trong trường hợp bé có ngôi thai không thuận, các y bác sĩ sẽ tư vấn hoặc tác động trực tiếp đến thai nhi để bé có thể nằm đúng vị trí thuận lợi cho mẹ trong quá trình chuyển dạ.Tuy nhiên, một số cách đơn giản dưới đây cũng là những phương pháp để mẹ giúp thai nhi xoay chuyển ngôi thuận.
Giơ chân lên cao: Khi nằm, mẹ giơ chân lên cao khiến cơ thể dốc xuống sẽ làm thai nhi di chuyển đầu về hướng cao hơn, nên sẽ chuyển được ngôi thai. Mẹ bầu nên thực hiện tư thế này từ tuần thai thứ 30 và nên làm 3 lần mỗi ngày. Mẹ không nên tập vào những lúc mới ăn no để tránh tình trạng trào ngược dạ dày nhé.
Chống chân: Mẹ chống tay và chân trên sàn phẳng sau đó hạ tay xuống thấp, chân vẫn chống để nâng mông lên cao. Động tác này cũng có tác dụng tương tự với động tác trên giúp bé đổi ngôi thuận. Mẹ nên tập động tác này từ tuần thai thứ 37 nhé!
Tập luyện với bóng: Lúc này, mẹ cần một trợ thủ là trái bóng loại chuyên dụng cho bà bầu. Xoay phần hông và mông với trái bóng hàng ngày sẽ giúp bé xoay chuyển dễ dàng hơn về vị trí sinh nở cần thiết.
Bài tập với đầu gối – ngực: Với bài tập này, mẹ bầu nên thực hành từ tuần thai 30 đến 37. Khi thực hiện bài tập này mẹ cần đứng thẳng lưng, rồi ngồi xuống, đưa đầu gối sát vào ngực. Nên thực hiện các động tác một cách chậm rãi, mỗi ngày tập 2 lần, mỗi lần thực hiện khoảng 5 phút sẽ có ích giúp thai nhi nhào lộn và quay về đúng vị trí cần thiết. Xem thêm về cân nặng của thai nhi
Nằm trên đầu gối: Với động tác này ban đầu mẹ sẽ ngồi quỳ, sau đó trường người lên phía trước chống tay giữ cơ thể để không ép bụng vào gối. Thực hiện mỗi ngày khoảng 3 lần, mỗi lần chừng 5 phút động tác này sẽ giúp kích thích cho bé quay đầu. Mẹ nên tập động tác này nhẹ nhàng và cẩn thận, và nên tập làm trong tuần thai thứ 30 đến 37 nhé!
Bơi lội: Bơi lội không chỉ tốt cho sức khỏe bà bầu mà trong những tháng cuối thai kỳ nó còn giúp cho em bé xoay đầu đúng hướng. Bà bầu đi bơi trong suốt cả thai kỳ hoặc bắt đầu từ tuần thứ 30 đều được. Bơi lội còn giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, thư giãn và giảm hẳn các triệu chứng đau đớn cơ bắp trong thai kỳ.
Phương pháp nóng – lạnh: Đây là một phương pháp rất đơn giản. Mẹ chỉ cần dùng khăn thấm nước lạnh để lau nhẹ bụng, sau đó lại lau nhẹ bụng với khăn ấm. Sự tác động bằng nhiệt độ cũng kích thích bé di chuyển về vị trí ngôi thuận.
Cho con nghe nhạc và thường xuyên nói chuyện với con: Chắc hẳn các mẹ bầu thắc mắc rằng cho bé nghe nhạc thì liên quan gì đến việc xoay ngôi thai. Nhưng mẹ có biết rằng, vào tuần thứ 35, 36, thính giác của thai nhi đã rất phát triển, bé đã có thể nghe những âm thanh từ bên ngoài bụng mẹ. Do đó, mẹ hãy để loa nghe nhạc ở phía bụng dưới và trò chuyện với bé hàng ngày, bé sẽ có xu hướng di chuyển đến gần vị trí có âm thanh hơn, và từ đó sẽ giúp bé dễ dàng quay đầu sang ngôi thuận hơn.
Chúc bạn thành công
Tags:Nhi Khoa