eDoctor
Câu hỏi:
Dạ thưa bs con e đc 7 tháng tuổi hồi sáng bé đả đạp trúng con ong. Con ong chít vào lòng bàn chân e láy mủi kim con ong ra rồi và tới chiều chân bé còn sưng và làm sốt ạ. Bs cho e hỏi như zay có nguy hiểm ko. Và có cách nào sơ cứu ko ạ
Trả lời:
Chào bạn Khi bị ong đốt, nạn nhân tuyệt đối phải nhanh chóng sơ cấp cứu và đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Nạn nhân chỉ cần nhận dạng con ong đã đốt mình để cung cấp cho bác sĩ biết, tìm hướng điều trị hợp lý, không nên tự mình phán đoán rồi xem thường bệnh trạng mà dẫn đến những nguy cơ khó lường. Khi bị ong tấn công, người bị nạn phải hết sức bình tĩnh, trước tiên cần che vùng đầu để không bị đốt, tiếp đến tìm cách dùng tay bới đất cát vung lên để xua đuổi chúng bay đi chỗ khác. Tuyệt đối không dùng nhánh cây, quần áo để xua vì càng xua, ong sẽ càng bu lại tấn công. Trước khi đến cơ sở y tế để xử lý, người bị ong đốt tự làm hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác, nhanh chóng sơ cứu ban đầu bằng một trong những cách có thể như sau: Dùng các loại cây cỏ chà xát trên vết đốt. Các hoạt chất có trong cây khi gặp nọc ong (bản chất chính là những protein) sẽ tạo thành những “chất kết tủa”, từ đó giúp giải nọc độc. Trước hết phải nhổ ngay kim chích (nếu có). Dùng củ, lá môn chà xát tại chỗ. Nếu bị ong vàng (ong nghệ) đốt, dùng đường đen hay giấm chua thoa ngay lên vết thương. Dùng bã trà còn ướt, bất kể nhiều hay ít, chà xát tại chỗ để giúp giảm đau. Cũng có thể lấy rau sam hay lá hẹ giã nhuyễn đắp tại chỗ, hoặc gừng tươi cắt lát chà xát vết thương. Đối với giống ong có độc thì lấy rau dền vò nát, xát vào vết đốt. Nếu bị sốt thì phải hạ sốt Trong trường hợp của bạn thì bé mới có 7 tháng nên tốt nhất hãy đưa bé đến cơ sở để an tâm hơn bạn nhé Thân ái
Tags:Nhi Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play