eDoctor
Câu hỏi:
chào bs, bs xem giúp e con e 6'5th hôm nay e thấy miệng bé như thế này bên hiệu thuôcz họ bảo là nhiệt miệng nhưng e thấy giống nấm miệng( e chưa cho bé đi khám đc) bs có thể tư vấn giúp e
Trả lời:
Chào bạn Hình ảnh bạn gửi kèm tuy không rõ lắm nhưng nghĩ nhiều đến việc bé bị tưa lưỡi hơn là nhiệt miệng. Bệnh thường xảy ra đối với trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ . Trẻ bị tưa lưỡi đa số do các nguyên nhân phổ biến như nhiễm nấm hoặc virus. Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ làm cho trẻ khó chịu và biếng ăn vì những màng giả màu trắng ở lưỡi của trẻ gây vướng víu. Bệnh không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến việc ăn uống của các bé. Cha mẹ nên có biện pháp thích hợp để điều trị tưa lưỡi cho bé đúng cách. Dù bé đang bú mẹ hay bé đã ăn dặm thì cha mẹ bé nên vệ sinh miệng cho bé hàng ngày để hạn chế bệnh tưa lưỡi ở trẻ em. Với trẻ đang bú mẹ hoặc bú bình, hãy cho bé uống vài thìa nước sau khi bú, sau đó dùng miếng gạc nhỏ nhúng nước muối pha loãng để lau nhẹ phần lưỡi cho bé. Bạn có thể mua dụng cụ lấy tưa lưỡi ở các cửa hàng bán đồ cho bé để vệ sinh lưỡi cho con. Khi lấy tưa lưỡi, chú ý bế bé nằm cao đầu chứ không để bé nằm ngang nếu không bé sẽ dễ bị nôn trớ do cảm giác khó chịu ở lưỡi. Nếu bé đã ăn dặm, hãy cho bé ăn thức ăn mềm dạng lỏng để không làm bé bị đau rát niêm mạc lưỡi. Nếu bé bú sữa ngoài thì mẹ nên lưu ý giữ vệ sinh bình sữa và núm sữa để bé không bị nhiễm khuẩn. Không cho bé ăn nhiều trái cây hay đồ ăn nóng khiến bé khó chịu trong người. Mỗi tuần 2 lần, bạn nên vệ sinh lưỡi cho bé bằng cách tương tự như các bé sơ sinh. Bạn không nên dùng dụng cụ đánh tưa lưỡi cho bé thường xuyên, chỉ nên vệ sinh miệng cho bé một cách nhẹ nhàng nhất. Không nên cố gắng cạo sạch đi những đốm trắng này cho bé vì sẽ khiến bé bị chảy máu lưỡi. Ngoài ra, nếu dùng gạc hoặc khăn xô chà xát mạnh, có thể gây tổn thương niêm mạc lưỡi bé. Bệnh tưa lưỡi ở trẻ em rất dễ tái phát nên sau khi hết triệu chứng vẫn phải tiếp tục dùng nước muối sinh lý loại 0,9% vệ sinh lưỡi cho trẻ. Không nên cho trẻ bú ngay sau khi vừa đánh tưa xong, mà nên chờ ít nhất 20 phút mới cho bú hoặc cho trẻ ăn. Nếu đã làm như vậy mà tình trạng bệnh của bé vẫn không đỡ, bạn nên đưa bé đến khám và điều trị ở bệnh viện nhi khoa để phòng hậu quả đáng tiếc xảy ra. Chúc bé mạnh khỏe, hay ăn chóng lớn
Tags:Nhi Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play