eDoctor
Câu hỏi:
chào bác sĩ, con trai tôi năm nay 5 tuổi. Cháu cứ sốt 39 độ trở lên là bị co giật. Nguyên nhân thường là do viêm A, viêm họng... Thời gian co giật cứ khoảng 10p mới tỉnh lại. Từ lúc bé tới giờ cháu bị cũng gần chục lần rồi. Cứ mỗi khi cháu sốt là gia đình lại phải nhanh chóng cho cháu ra bệnh viện. Tôi chưa cho cháu đi kiểm tra điện não đồ nhưng hiện giờ cháu vẫn bình thường. Bác sĩ cho hỏi là tôi có cần phải cho cháu lên Hà Nội kiểm tra vấn đề gì có ảnh hưởng tới não không? Và có cách nào hạn chế co giật? Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào bạn ! Xin được trả lời câu hỏi của bạn như sau : Trường hợp của bé nhà bạn có thể là biểu hiện của tình trạng sốt cao co giật lành tính, Biểu hiện bằng cơn co cứng, co giật hai bên cơ thể; thời gian ngắn (dưới 15 phút); không liệt vận động sau cơn; xuất hiện khi trẻ sốt. Khi bé sốt cao lên cơn co giật cũng không nhất thiết phải mang trẻ đến bệnh viện ngay mà hãy dành thời gian để thực hiện các biện pháp khẩn cấp sau đây. Ghi nhớ thời gian bắt đầu cơn co giật để xác định chính xác khoảng thời gian cơn co giật. Ðây là điều quan trọng trong việc đánh giá độ nặng của sốt cao co giật.( trên 15 phút cần phải lưu ý tới nguyên nhân khác gây co giật như động kinh, viêm não - màng não...) Tránh gây tổn thương cho trẻ khi co giật: Cất tất cả các vật cứng, nhọn ở xung quanh trẻ và đặt trẻ nằm ở nơi thăng bằng, rộng rãi (Ví dụ dưới sàn nhà). Cần chắc chắn trẻ sẽ không bị ngã khỏi giường, nhưng cũng không được cố giữ chặt trẻ.Bảo vệ đường thở: Ðặt trẻ ở tư thế nằm ngửa và đầu nghiêng về một bên hoặc cho trẻ nằm nghiêng một bên để đường thở thông suốt (tránh nghẹt đàm dãi). Khi có thể, nên nhẹ nhàng dùng ngón tay trỏ lấy hết mọi thứ trong miệng trẻ như núm vú cao su, đàm nhớt, chất nôn ói. Tuyệt đối không cho trẻ ăn uống gì trong lúc bị co giật.Hạ sốt càng nhanh càng tốt vì sẽ làm rút ngắn cơn co giật: Cởi bỏ quần áo (bao gồm cả tã lót), lau mát toàn thân bằng nước bình thường (tốt nhất là nước ấm) để làm mát nhanh cho trẻ. Lau mát 2 giờ 1 lần, mỗi lần không quá 30 phút. Sau khi ngưng lau mát 10 phút mới đo lại nhiệt độ cho trẻ. Ðắp khăn ướt ở những vùng có mạch máu lớn nằm sát da như cổ, nách, bẹn. Chấm dứt lau mát khi nhiệt độ hậu môn thấp hơn hay bằng 38,5 độ C. Nhét thuốc hạ sốt vào đường hậu môn. Thuốc hạ sốt thường được chọn là Paracetamol với liều 10-15mg/kg cân nặng/lần, có thể dùng thuốc nhét hậu môn 3-4 lần/ngày (những gia đình có trẻ dưới 6 tuổi nên có thuốc thường xuyên trong tủ lạnh) Để hạn chế triệu chứng co giật này, bạn cần điều trị hạ sốt sớm cho bé, tránh để bé bị sốt cao quá mức. Nếu sau 6 tuổi mà bé vẫn bị co giật do sốt, hay triệu chứng co giật lớn hơn 15 phút, sau co giật bé có những biểu hiệu thần kinh khác như yếu liệt, khó khăn trong sử dụng ngôn ngữ, sốt kéo dài thì bạn nên đưa bé tới khác các cơ sở y tế chuyên khoa nhi khoa về thần kinh để được tư vấn cụ thể hơn. Thân mến!
Tags:Nhi Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play