eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ,em bé nhà nhà em được 2,5 tháng,cách đây khoảng nửa tháng cháu bị viên tai giữa,em đã cho cháu đi khám và bác sĩ đã cho cháu uống thuốc và nhỏ thuốc khỏi. nhưng khoảng 2 hnay em thấy cháu hay vò đầu bứt tai trong khi ngủ và khi mới ngủ dậy. hiện tại cháu thỉnh thoảng bị ho nữa.Bác sĩ có thể tư vấn giúp em tình trạng sức khỏe của cháu được không ạ? Em xin cảm ơn.
Trả lời:
Chào em Bệnh viêm tai giữa mặc dù dễ chữa trị, nhưng khả năng tái phát của loại bệnh này rất cao. Khoảng 1/3 số trẻ mắc bệnh sau chữa trị sẽ có ít nhất 6 lần tái bệnh trong vòng 7 năm (gần 1 lần/năm). Hành động của bé hay vò đầu bứt tai trong khi ngủ và khi mới ngủ dậy, thỉnh thoảng kèm theo ho ở trẻ có tiền sử viêm tai giữa có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang bị đau tai bởi chất dịch lâu ngày hay mãn tính trong tai giữa của bé, tình trạng này gọi là viêm tai giữa tràn dịch. Để phòng bệnh viêm tai giữa xảy ra ở trẻ, cần tránh để trẻ tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ: Môi trường, yếu tố gây dị ứng (bụi bặm, khói thuốc lá…), cần vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý, cần cho trẻ bú mẹ. Cần lưu ý, không được tự mua thuốc để trị cho trẻ, hay tự ý bơm bất cứ thuốc gì vào tai trẻ, không khều móc tai trẻ sẽ làm chấn thương, hay nhiễm trùng rất nguy hiểm… Do vậy, khi trẻ đã một lần mắc bệnh, thì sau đợt điều trị đã ổn định, cần cho trẻ tái khám định kỳ thường xuyên (4 – 6 tháng/lần), nhất là trẻ có giảm thính lực, chậm nói. Ở trẻ viêm tai giữa mạn tính, cần kiểm tra thính lực, cần chữa trị sớm những khi trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên. Để phòng tái phát bệnh cho trẻ, bạn cần: • Cho bé bú mẹ: sữa mẹ cung cấp và tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên cho bé. Nếu phải bú bình nên cho bé bú ở tư thế thẳng đứng (tạo thành gó nghiêng ít nhất 30 độ) và giữ tư thế đó ít nhất là 30 phút sau khi bú xong. • Giữ bé tránh xa các chất có khả năng kích ứng tạo ra dịch nhầy trong hốc mũi và tai giữa của bé. Để thú nhồi bông, vật nuôi và bất cứ đồ vật gì có lông ở xa chỗ bé ngủ. Và tuyệt đối không được hút thuốc xung quanh bé. • Hạn chế cho bé ngậm núm vú giả khi bé ngủ ban đêm, nhất là với bé từ 6 tháng trở lên vì nghiên cứu đã cho thấy có mối tương quan giữa việc ngậm núm vú giả và viêm tai giữa. • Tăng cường khả năng miễn dịch cho bé bằng cách cho bé ăn nhiều trái cây, rau củ quả và hải sản. • Chăm cho bé mau lớn. Khi bé lớn lên thì vòi nhĩ (ống eustachian) sẽ ngày càng dài hơn, hẹp lại và nghiêng hơn. Chính điều này sẽ gây cản trở cho vi khuẩn và dịch nhầy tràn vào tai giữa của bé. Bên cạnh đó, bé càng lớn, hệ miễn dịch của bé sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn giúp hạn chế căn bệnh viêm tai giữa phiền hà này. Chúc bé chóng khỏe
Tags:Nhi Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play