eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, con em được 4 tháng tuổi nhưng chưa biết lật và lẫy, trước bé có dụng tóc nhưng dụng đẳng trước và hai bên mà sau gáy không dụng, dụng trắng hếu nhưng nay mọc lại rồi. Lúc bé sinh được 3,45kg nay được 7kg, em sinh bé song không bổ sung sắt và canxi thường xuyên, lúc uống lúc không. Bác sĩ cho em hỏi như vậy con em có sao không ạ, có thiéu canxi không ạ. Bác sĩ cho rm hỏi thêm con rm hay đổ mồ hôi tay và chân, như vậy có sao không ạ? Em xin cám ơn bác sĩ ạ!
Trả lời:
Chào bạn 1. Con bạn 4 tháng, cân nặng 7 kg là ở mốc phát triển bình thường ( cả bé trai và bé gái ). Thông thường, trẻ sơ sinh biết lẫy ( lật ) lần đầu vào khoảng 4 tháng tuổi, chậm nhất là 6 tháng tuổi. Do vậy, con bạn có thể đang ở giai đoạn tập lẫy. Bạn có thể giúp bé học lẫy thông qua trò chơi. Nếu phát hiện bé tự nhiên lẫy, bạn hãy động viên bé lặp lại động tác này bằng cách lắc lư một món đồ chơi ở một bên, khiến bé tò mò và phải lật người để khám phá. Ngoài ra, bạn cũng có thể nằm nghiêng về một bên và quan sát bé lật người để đến gần mẹ hơn. Hãy vỗ tay, mỉm cười khen ngợi những cố gắng của con. Bạn cần để việc học lẫy ở bé là một hoạt động vui vẻ, chứ đừng bắt ép bé. Một số bé biết lẫy theo đúng thời điểm nhưng cũng có một số bé bỏ qua giai đoạn này, tiến thẳng tới việc học ngồi và học bò. Nếu bé đạt những kỹ năng ở giai đoạn sau đó tốt mà bỏ qua việc học lẫy thì bạn không cần quá lo. 2. Một số thông tin về trẻ đổ mồ hôi để bạn tham khảo: Thông thường khi bé chơi đùa hay sinh hoạt, cơ thể thường tiết nhiều mồ hôi để giúp thanh nhiệt, điều hòa nhiệt độ. Vì vậy việc đổ mồ hôi vẫn được coi là triệu chứng bình thường hằng ngày của trẻ. Tuy nhiên trẻ bỗng ra mồ hôi nhiều khi ngủ và có dấu hiệu không thuyên giảm thì cha mẹ nên lưu ý. Bởi việc đổ mồ hôi trộm đó không còn là dấu hiệu sinh lý mà còn có thể là dấu hiệu bệnh lý. Nguyên nhân chính thường xuyên dẫn đến đổ mồ hôi trộm là do thiếu vitamin D trong giai đoạn mới sinh. Nếu trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình thì đây chính là triệu chứng của bệnh. Để nhận biết và phát hiện sớm bệnh, cha mẹ nên lưu ý khi trẻ ngủ có ra nhiều mồ hôi hay không hoặc khi thời tiết lạnh bé ra mồ hôi ở trán nhiều hay ít? Để đề phòng và khắc phục chứng bệnh đổ mồ hôi bệnh lý, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ vitamin D dưới dạng viên thuốc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là vitamin D, dưới sự hướng dẫn và kê đơn của các bác sĩ. Hay đơn giản hơn là tận dụng ánh nắng mặt trời vào buổi sớm.Hãy để cho da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng càng nhiều càng tốt. Nhưng nên lưu ý bắt buộc không cho mắt trẻ tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời. Vệ sinh trẻ sạch sẽ, gọn gàng: cố gắng giữ cho bé luôn trông thoáng mát và sạch sẽ bên cạnh đó tạo một không gian chơi đùa, ăn , ngủ rộng rãi, thông thoáng. Khi bé đang tiết mồ hôi , đừng vội đưa bé đi tắm mà nên dùng khăn mềm lau mồ hôi, nhất là với những bé thường đổ mồ hôi trộm vùng đầu, lưng.Bởi điều đó không chỉ giúp trẻ không bị cảm lạnh mà còn xe nhỏ lổ chân lông đẩy lùi hiện tượng mồ hôi bị hấp thụ ngược lại trong cơ thể. Ngoài ra bạn cần thường xuyên đưa bé đi khám định kì để có thể phòng ngừa bệnh kịp thời. Nếu có triệu chứng phát bệnh, ngay lập tức tìm đến bác sĩ để được kiểm tra và chữa trị. Chúc bé khỏe, hay ăn chóng lớn và phát triển bình thường
Tags:Nhi Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play