eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào Bác Sĩ ạ Con em được gần 3 tháng tuổi. Từ khi cháu được 1 tháng rưỡi trờ lại đây cháu chỉ đi vệ sinh 1 tuần/ lần. Phân cháu vẫn nâu vàng, mềm, cháu vẫn tăng cân và không quấy khóc gì cả, chỉ có điều cháu lười ăn và ăn ít thôi ạ. Xin bác sĩ cho em lời khuyên ạ. Cháu bú mẹ là chính, cả ngày chì có ân thêm từ 90ml đến 120ml sữa ngoài thôi ạ
Trả lời:
Chào bạn Bé nhà bạn bú mẹ là chính, có ăn thêm sữa ngoài. Hiện nay đi ngoài 1 tuần một lần. Theo những mô tả của bạn thì có vẻ không có vấn đề gì nghiêm trọng với bé vì phân bé nâu vàng, mềm, bé vẫn tăng cân và không quấy khóc. Tuy nhiên, hiện tượng bé đi ngoài 1 lần/tuần như vậy là bé bị táo bón rồi. Bình thường ở độ tuổi này, bé có thể đi ngoài từ 1-2 lần/ngày. Trong thời gian 3 tháng đầu, đây là thời gian bé chủ yếu bú sữa mẹ (rất giàu dinh dưỡng và dễ hấp thu). Vì vậy, nguyên nhân chính khiến bé bị táo bón trong thời kỳ này có thể là do chế độ ăn của mẹ làm thay đổi thành phần dinh dưỡng trong sữa khiến bé bị táo bón hoặc có thể do bé lười ăn, ít bú mẹ nên bị thiếu nước nên dễ bị táo bón. Triệu chứng táo bón ở trẻ cũng dễ nhận biết: khoảng cách giữa 2 lần đi ngoài của bé dài hơn bình thường ( ở trường hợp của bạn là 1 tuần ), bé đi ngoài dưới 2 lần/ngày (với trẻ sơ sinh), dưới 3 lần/tuần (với trẻ đang bú mẹ). Nếu bé bú sữa công thức cũng có thể bị táo bón ở độ tuổi này. Vì vậy, bạn nên ăn những thức ăn nhuận tràng như ăn nhiều rau xanh, quả chín. Nên chọn lọc những thức ăn tốt cho cả mẹ và bé như bơ, bí đỏ, đu đủ, khoai lang… Nên cho bé bú như bình thường hoặc có thể bú nhiều hơn để cung cấp chất dinh dưỡng cũng như nước để hệ tiêu hóa của bé hoạt động. Nếu bạn kết hợp với cho bé ăn sữa công thức, bạn cần kiểm tra lại xem cách pha sữa đã đúng như hướng dẫn chưa, loại sữa bé dùng có nhiều đạm quá không, có gây nóng trong cho bé không? Cần thiết thì có thể bạn phải đổi sữa khác phù hợp cho bé. Ngoài ra, bạn nên giúp bé thực hiện một số động tác vùng bụng để bé dễ chịu hơn cũng như dễ đi ngoài hơn: massage vùng quanh rốn, xung quanh bụng cho bé; làm 2 chân bé cử động như động tác đạp xe… Nếu sau khi thực hiện các cách như vừa nêu trên mà bé vẫn bị táo bón, bạn nên đưa bé đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị hiệu quả. Chúc bé ngoan, hay ăn, chóng lớn!
Tags:Nhi Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play