eDoctor
Câu hỏi:
Chua vac si toi co con moi đươc 20 ngay tuoi ma no hay gong minh tho kho khe co luc như kiêu kho tho ma giật mình nhiêu ngu k sau giac xin hỏi bac si la con con bi gi a ,va hay gio toi phai lam gi
Trả lời:
Chào em. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình và gồng mình khi ngủ, trong đó nơi ngủ không thoáng mát, quá ồn ào và nhiều ánh sáng được xem là một trong những nguyên nhân. Ngoài ra, các bé bị mắc chứng rối loạn giấc ngủ cũng thường xuyên có triệu chứng hay vặn mình khi ngủ. Hiện tượng trẻ thường xuyên vặn mình khi ngủ cũng có thể chỉ là một biểu hiện sinh lý bình thường của trẻ trong giai đoạn từ 2-3 tháng tuổi nên sẽ nhanh chóng giảm dần trong một vài tháng tiếp theo. Mặt khác, tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị thiếu các dưỡng chất cần thiết như kẽm, canxi...khiến bé khó ngủ, ngủ không sâu và thường xuyên thức giấc giữa đêm quấy khóc, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ. để hạn chế nguy cơ trẻ hay vặn mình vì không gian ngủ không phù hợp, các bậc cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh nhằm đảm bảo không gian phòng ngủ của bé luôn được khô ráo và ấm áp. Thường xuyên kiểm tra tã, bỉm để thay kịp thời cho bé, đảm bảo bé luôn được khô thoáng, thoải mái và ngủ ngon giấc. Đối với trẻ nhỏ, chiếc nôi giống như ngôi nhà của bé, do đó nhiệm vụ của mẹ là luôn đảm bảo cho con có được chiếc nôi êm ái, sạch sẽ, gọn gàng và bé luôn được khô ráo, ấm áp. Trẻ sơ sinh khi mới chào đời khả năng điều hoà thân nhiệt thường khá yếu, bé rất dễ bị nhiễm lạnh nếu sống trong môi trường có nhiệt độ thấp. Do đó, để phòng tránh tình trạng bé bị nhiễm lạnh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, dù trong mùa hè, mẹ cũng chỉ nên bật điều hoà cho con từ 28-29 độ C, kèm chậu nước trong phòng để chống khô mũi và khô da cho bé. Ngoài ra, để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình làm gián đoạn giấc ngủ, các mẹ cần chú ý cho bé bú no trước khi bé ngủ. Trẻ sơ sinh hay vặn mình không nguy hiểm nhưng lại gây nhiều phiền toái và khó chịu, khiến bé khó ngủ, ngủ không sâu giấc, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như sự phát triển của trẻ. Do đó, khi phát hiện trẻ hay vặn mình các bậc cha mẹ cần chủ động tìm hiểu rõ nguyên nhân, để định hướng cách xử lý phù hợp nhằm mang lại cho trẻ sự phát triển an toàn và khoẻ mạnh. Còn bé nhà em thở khò khè là do kéo đờm có thể do thể tạng tăng tiết dịch của bé, có thể do chính nguyên nhân bị sặc sữa lên mũi mà bé thì không biết khạc như chúng ta. Em nên rỏ nước muối sinh lý làm loãng đờm ra và lấy sợi chỉ bông ngoáy nhẹ mũi làm cho bé hắt hơi sẽ có thể ra gỉ hoặc đờm. Nếu thấy không yên tâm thì đưa bé đi khám Bác sĩ Nhi chuyên Tai - Mũi - Họng nhé. Thân mến chào em
Tags:Nhi Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play