eDoctor
Câu hỏi:
Chào bác sĩ! Con gái em đc hơn 1 tháng tuổi 2 ngày nay cháu chỉ đánh rắm chứ k đi ngoài như thế có phải táo bón k ạ. Trẻ bị táo bón thì phải làm sao ạ? Cảm ơn bác sĩ !
Trả lời:
Chào bạn, Như bạn mô tả thì con của bạn chưa đủ triệu chứng táo bón.Táo bón là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em đặc biệt ở trẻ nhỏ. Táo bón khiến trẻ khó chịu, đầy bụng, kém ăn, đau hậu môn khi đi đại tiện, đau bụng, nứt rách hậu môn. Nếu táo bón kéo dài còn gây chán ăn, chậm lớn, chướng bụng và có thể gây tắc ruột. Hàng ngày bạn nên quan tâm theo dõi khi trẻ đi đại tiện.Trẻ được coi là bị táo bón nếu dưới 3 lần đại tiện trong 1 tuần . Khi trẻ đi ngoài phân rắn, có khi thành viên như phân dê, trẻ phải rặn là nên nghĩ ngay đến trẻ đã bị táo bón. Táo bón nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu, nôn trớ. Những chất độc trong phân cần được thải ra ngoài hàng ngày bị tích lại trong ruột có thể bị hấp thu trở lại trong máu gây hại cho sức khoẻ của trẻ. Trẻ có thể bị táo bón trong vài ngày hoặc vài tuần và thường được gọi là táo bón cấp tính nhưng trẻ cũng có thể bị táo bón kéo dài, lâu hơn đến vài tháng. Tùy theo từng nguyên nhân gây táo bón của trẻ mà bạn tìm cách khắc phục như sau: Cho trẻ uống nhiều nước, vì cháu mới 1 tháng tuổi, lẽ ra chỉ bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng vì bé bị táo bón nên bạn vẫn cho trẻ uống 100 – 200ml nước/ngày. Nếu trẻ đang bú mẹ mà bạn cũng bị táo bón thì cần điều trị táo bón cho bạn bằng cách uống nhiều nước khoảng 2,5 đến 3 lít nước một ngày. Ngoài ra bạn nên ăn nhiều rau xanh và quả chín có tính chất nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi,đu đủ chín…bạn có thể ăn thêm sữa chua hàng ngày. Nếu cháu có bú sữa ngoài cần chọn cho trẻ loại sữa có bổ sung thêm chất xơ. Bạn có thể tác động bên ngoài bằng cách xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa để kích thích làm tăng nhu động ruột. Bạn nên tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ quy định, chọn thời gian lúc nào trẻ không vội vã, thường chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng. Nếu cháu bị còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu… phải cho cháu chữa trị kịp thời. Nếu cháu táo bón do nứt hậu môn cần rửa sạch hậu môn, bôi dung dịch natri bạc 2%. Khi điều trị bằng chế độ ăn không khỏi thì bạn mới nên sử dụng tới dược phẩm như dùng thuốc và thụt tháo theo chỉ dẫn của Bác sĩ. Như cho trẻ uống dầu Parafin vào buổi sáng, các loại thuốc có chứa magie sunphát có tác dụng nhuận tràng … Thụt tháo là biện pháp cuối cùng, bạn có thể dùng nước ấm có pha Glyxerin hoặc mật ong: 30-40ml đối với trẻ dưới 1 tuổi .Tuy nhiên, nếu dùng kéo dài có thể gây giãn trực tràng thành thói quen nếu không thụt tháo trẻ không tự đi ngoài được. Bạn cần phải đưa trẻ đến bệnh viện nếu cháu bị táo bón kéo dài trên một tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng, táo bón kèm theo bụng chướng. Táo bón kém theo biếng ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng, hoặc kèm theo nôn. Thân ái chào bạn !
Tags:Nhi Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play