Câu hỏi:
Bác sĩ cho hỏi em bé nhà e được 20 ngày tuổi mà bị đầy hơi, bụng lúc nào cũng thấy cương cứng. Cho e hỏi bé như vậy có bị gì không ạ? Và có cách nào để tình trạng này thuyên giảm không ạ?
Trả lời:
Chào bạn!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Edoctor của chúng tôi.
Chúng tôi tư vấn cho thắc mắc của bạn như sau:
Thông thường, những trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đều gặp phải các triệu chứng đầy hơi chướng bụng, điều này khiến các bà mẹ vô cùng lo lắng, và chưa biết nên làm gì khi trẻ gặp triệu chứng này. Nhằm giúp bà mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng cũng như cách ngăn ngừa, điều trị tốt, chúng tôi xin gởi đến bạn bài viết trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng thì phải làm sao. Các bà mẹ nên chú ý bài viết để chữa trị cho trẻ tốt nhất nhé!
Nguyên nhân khiến trẻ bị đầy hơi chương bụng
Đầy bụng chướng hơi ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng chưa được phù hợp. Nhiều phụ huynh do không biết cách, cho trẻ ăn dặm sớm (trước 5-6 tháng tuổi), ăn cơm sớm (khi chưa mọc đủ răng hàm), hoặc ăn các thức ăn mà cơ thể trẻ chưa đủ men để tiêu hóa. Điều này khiến thức ăn chưa tiêu hóa hết ứ đọng trong đường ruột của bé, bị vi khuẩn lên men và sinh ra nhiều hơi (khí) dẫn đến bụng chướng căng.
Đối với trẻ sơ sinh thì việc ép hoặc cho ăn quá nhiều trong một bữa sẽ gây cản trở đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Trẻ ở mỗi độ tuổi có thể tích dạ dày (bao tử) và chiều dài ruột tương ứng. Trẻ nhỏ, dạ dày cũng nhỏ, vì vậy ăn mỗi lần được rất ít, phải ăn thành 6-8 bữa mỗi ngày mới nạp đủ nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.
Nếu bị ép ăn quá nhiều một lúc hoặc chưa đủ thời gian để tiêu hóa hết đã cho ăn thêm thì trẻ dễ bị nôn. Thức ăn chưa tiêu bị đẩy nhanh xuống đường ruột, gây ra tình trạng đi cầu, chướng bụng ở trẻ. Một số trẻ khả năng tiêu hóa kém với một số loại thức ăn như: nếp, xôi, bánh chưng, bánh tét, thức ăn nhiều dầu mỡ… Cha mẹ không biết lại cho trẻ ăn và kết quả là trẻ bị ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, khó tiêu.
Trẻ bị đầy bụng do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, ôi thiu: Khi ăn phải những thức ăn này, cơ thể trẻ bị nhiễm khuẩn gây ra viêm ruột, nôn ói, tiêu chảy. Rất nhiều loại vi khuẩn có khả năng lên men thức ăn, làm thức ăn bị thiu, mùi vị chua, sau đó tiếp tục sinh hơi trong đường ruột.
Khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng nên làm gì?
Massage bụng cho trẻ:
Đầu tiên, các bà mẹ cần làm giảm lượng hơi trong dạ dày trẻ, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Để giúp trẻ dễ chịu hơn, bà mẹ cần massage bụng cho trẻ thường xuyên, không những trẻ thấy thoải mái mà cách này sẽ giảm được lượng hơi trong dạ dày hiệu quả. Bà mẹ nên nhẹ nhàng dùng các ngón tay của mẹ xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của bé. Có thể dùng dầu massage để tay mẹ không bị rít khi chạm vào da của con. Tuy nhiên, không nên massage ngay sau khi bé vừa ăn xong.
Xem thêm: trị trào ngược dạ dày bằng nghệ tươi hiệu quả, hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản bệnh trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì hiệu quả Làm như thế nào để hết hôi miệng tận gốc tại sao hôi miệng
Giúp trẻ xì hơi:
Để đẩy được lượng khí hơi ra ngoài nhanh, ngoài cách massage bụng ra bà mẹ nên giúp trẻ “xì hơi” bằng các động tác ” đạp xe “, đây được biết là cách khiến trẻ vui vẻ, mà còn giúp trẻ dễ dàng xì hơi. Để giúp trẻ xì hơi được, bà mẹ để trẻ nằm ngửa và nắm lấy chân trẻ cử động giống như việc đi xe đạp hoặc kéo nhẹ nhàng chân trẻ lên lên ngược rồi hạ xuống đều, lần lượt 2 chân, điều này sẽ khiến trẻ rất thích thú giúp trẻ “thả gas” được lượng hơi trong bụng.
Bà mẹ lưu ý, không nên làm việc xì hơi này ngay sau trẻ mới bú sữa hoặc ăn,ngoài ra bạn có thể vuốt lưng cho trẻ khi trẻ bú sữa sẽ giảm được lượng hơi ú đọng lại trong dạ dày cũng như tránh việc trẻ bị nôn, ọc sữa. Hoặc ôm trẻ hơi ngả người xuống, bụng trẻ nằm trên cánh tay người mẹ và đu đưa trẻ, đây cũng là cách giúp trẻ xì hơi tốt.
Giúp trẻ ợ hơi ra ngoài:
Sau mỗi lần cho con bú, đừng quên giúp bé ợ hơi nhé. Một số bé khó để ợ hơi hơn những bé khác nhưng đừng vội nản. Bạn có thể thử nhiều tư thế và phương pháp nhau.
+ Ẵm bé tựa đầu vào vai bạn và vỗ nhẹ lên lưng bé.
+ Ẵm bé tựa đầu vào vai bạn và xoa lưng bé theo những chuyển động tròn dọc theo xương sống từ dưới lên tới cổ.
+ Động tác này giúp đưa không khí từ trong bụng lên trên và đẩy ra ngoài.
+ Đặt bé ngồi trên đùi, một tay giữ nhẹ cằm bé còn tay kia xoa hoặc vỗ lưng cho bé.
+ Để bé nằm sấp trên đùi bạn và vỗ hoặc xoa lưng cho bé.
+ Nếu bé vẫn còn dấu hiệu đầy hơi, bạn có thể thực hiện động tác nhiều lần.
Chườm nóng bụng cho trẻ:
Dùng gói chườm nóng để chườm vùng bụng cho bé. Tận dụng được hơi nóng và sức nặng của gói chườm sẽ giảm được chứng đầy hơi cho bé. Để làm việc này, lấy 2 chiếc khăn tay và làm ấm chúng, không nên quá nóng. Bạn có thể nhúng nước nóng và vắt khô. Kiểm tra độ nóng bằng cách chườm lên tay bạn. Sau đó, gấp một chiếc khăn lại thành gói và đặt lên vùng bụng của bé. Lấy chiếc khăn thứ hai và quấn xung quanh bụng bé để cố định chiếc khăn thứ nhất. Cần cẩn thận quấn không quá chặt, không quá nóng.
Cho bé bú đúng tư thế:
Khi bạn cho con bú, hãy luôn giữ cho đầu bé ở cao hơn so với dạ dày. Bằng cách này, sữa sẽ trôi xuống đáy dạ dày, còn khí thừa sẽ nằm ở trên và dễ dàng để ợ ra hơn. Bình sữa của bé cũng nên nâng cho hơi dốc (sao cho mực sữa luôn ngập lỗ núm vú) để bé không nuốt khí vào bụng trong khi bú.
Có thể bạn chưa biết: Làm cách nào để hết hôi miệng 1 cách triệt để chữa hôi miệng bằng nước muối hiệu quả thực phẩm cho bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Cách chữa đầy hơi chướng bụng cho trẻ an toàn
Trước hêt,ba mẹ cần kiểm tra xem bé ăn cái gì, hệ tiêu hóa của bé mới đây có tốt không (đi tiêu thế nào), bé có bị ốm, bị bệnh không… nếu cần, nên đưa bé đi khám. Hoặc các bà mẹ có thể sử dụng phương pháp sau đây để trị đầy hơi chướng bụng cho trẻ sơ sinh hiệu quả:
Dùng củ hành (tỏi): Nướng một củ hành (hoặc tỏi) bỏ vào một miếng gạc rồi đặt lên rốn của bé (không đặt trực tiếp hành, tỏi lên da bé vì có thể gây bỏng). Một lát bé sẽ xì hơi được và đỡ đầy bụng. Với bé lớn hơn, có thể phi thơm một lát tỏi và nêm vào cháo cho bé.
Bổ sung men vi sinh
Men vi sinh có tác dụng hỗ trợ điều trị bé tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, đầy hơi do loạn khuẩn ruột, nhiễm khuẩn ruột, dùng kháng sinh hoặc do các nguyên nhân khác. Tuy nhiên, trước khi dùng các bà mẹ cần hỏi kĩ trước bác sĩ để sử dụng đúng cách và an toàn cho trẻ.
Thay đổi cách cho con ăn
Một sự thay đổi nhỏ trong bữa ăn cũng có tạo ra khác biệt rất lớn. Nếu bạn đang cho con bú, hãy chắc chắn con đang ngậm núm vú đúng cách, tránh hút phải khí thừa. Đối với những bình sữa, bạn nên chuyển sang dùng dạng bình có núm vú chảy chậm để con không bị nghẹn. Và như mọi khi, đảm bảo bé nhà bạn nằm ở tư thế nghiêng nhằm hỗ trợ tốt hơn cho việc tiêu hóa của bé. Khi trẻ bú, không nên để không khí lột vào tránh trẻ nút phải hơi khí.
Thân chào bạn!
Tags:Nhi Khoa