eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, Bác sĩ cho con hỏi,bé con là bé trai ,sau sinh bệnh viện nơi con sinh coa chi bé con làm xét nghiệm sàng lọc sau sinh,bác sĩ thông báo kết wả cho con là bé con bị men G6DP cao,hiện tại đã xét nghiệm hai lần,và chuẩn bị lần thêm lần ba để biết chi tiết,vậy bác sĩ cho con hỏi,bệnh này là như thế nào ạ,nguyên nhân vì đâu bé bệnh vậy ạ và có ảnh hưởng sức khỏe hay nguy hiểm j ko ạ? Con đag rất hoang manh,mong bác sĩ giúp con,con cám ơn
Trả lời:
Chào bạn, G6PD được viết tắt từ cụm từ Glucose-6 Phosphate Dehydrogenase, là một men giữ vai trò quan trọng trong sự chuyển hóa của tế bào hồng cầu. Khi thiếu men này, quá trình chuyển hóa bị ngưng trệ và hồng cầu trở nên dễ vỡ. Thiếu men G6PD (Glucose-6-phosphat dehydrogenase) là một bệnh thiếu men thường gặp ở người , là một bệnh di truyền liên kết với giới tính (nhiễm sắc thể X) nên nam giới có khả năng mắc bệnh cao hơn nữ giới. Thiếu máu tán huyết và vàng da sơ sinh kéo dài là hai vấn đề lớn gặp phải trên cơ thể bị thiếu men G6PD Cơ thể bé sơ sinh bị thiếu men G6PD, hoạt động tế bào gan giảm không kịp chuyển hóa để đào thải kịp chất này làm cho em bé bị vàng da và vàng mắt do nồng độ trong máu tăng cao. Nếu bilirubin tự do ứ nhiều sẽ thấm vào não gây ra biến chứng thần kinh không hồi phục sẽ ảnh hưởng đến phát triển trí não của bé về sau. Bệnh nhân bị thiếu men G6PD sẽ có cuộc sống hoàn toàn bình thường, tuy nhiên khi sử dụng một số loại thức ăn, dược phẩm có khả năng ôxy hóa thì sức khỏe của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều trị khỏi hoàn toàn cho người bị bệnh thiếu men G6PD là có thể được. Tuy nhiên, người bị bệnh chỉ có thể tránh được các biến chứng nặng nếu tránh ăn đậu tằm, các loại thuốc, thực phẩm có chất ôxy hóa suốt đời. + Bệnh nhân thiếu men G6PD không nên hiến máu + Cần tránh những tình trạng có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như: bị bệnh, nhất là những bệnh do nhiễm khuẩn, nhiễm virus + Tránh dùng một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt có chứa aspirin hoặc phenacetin + Tránh sử dụng vitamin K, xanh methylen để điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu + Tránh tiếp xúc với băng phiến Thân mến.
Tags:Nhi Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play