eDoctor
Câu hỏi:
Cho tôi hỏi con trai tôi đã hơn 4 tuổi (49 tháng) nhưng vẫn chậm nói,đi khám bác sĩ nhi trung ương hơn 1 năm trước, thì bị tăng động giảm chú ý, tự kỷ nhẹ.Gia đình đã cho cháu đi học và học nói riêng nhưng vẫn tiến triển chậm. Bác sĩ tư vấn giúp biện pháp hiệu quả để can thiệp cho cháu.Xin cám ơn.
Trả lời:
Chào bạn Ngôn ngữ được phát triển dưới hai dạng: Ngôn ngữ hiểu và ngôn ngữ nói. Nếu trẻ vừa chậm hiểu và chậm nói mà không có khiếm khuyết thính lực thì cha mẹ cần phải can thiệp sớm cho trẻ dưới 3 tuổi tại các cơ sở y tế. Bạn đã cho bé đi khám và được chẩn đoán là bé bị tăng động, giảm chú ý và tự kỷ. Bạn cũng đã cho bé đi học và học nói riêng, đó là giai đoạn can thiệp tích cực trong 4 hình thức can thiệp giúp trẻ tự kỷ chậm nói. Nếu vẫn tiến triển chậm cần phải thực hiện can thiệp ở mức độ 4, đó là kết hợp của cả cô giáo về ngôn ngữ, một nhà tâm lý và bác sĩ. Việc chăm sóc cho trẻ tự kỷ chậm nói là một tiến trình lâu dài nên gia đình cần phải có một kế hoạch cụ thể, qua đó cha mẹ phải tìm ra được những gì mà trẻ có thể làm, xem trẻ đang cố gắng giao tiếp bằng cách nào: Dùng điệu bộ, từ hay âm. Khi biết trẻ có ý định giao tiếp hãy giúp trẻ có khả năng giao tiếp với từng loại thông tin khác nhau. Khi trẻ chỉ có phản ứng, ta vẫn chấp nhận phản ứng của trẻ nhưng cố gắng giúp trẻ chủ động hơn trong sự giao tiếp. Trong trường hợp trẻ tỏ ra không biết hay không muốn giao tiếp, cha mẹ cần có những tác động kích thích (ôm ấp, vỗ về, hỏi han, cười, nhìn trẻ) Và khi trẻ đã có phản ứng, hãy khích lệ trẻ để trẻ có thể nói (bằng lời hay bằng dấu hiệu) các nhu cầu của mình. Trẻ có thể có những phản ứng đồng ý hay không đồng ý, đôi khi chúng ta cần có những tác động để trẻ phản đối (lấy đồ chơi, bắt trẻ ngưng làm điều mà trẻ thích) nhưng là để quan sát cách biểu lộ bằng hành vi hay ngôn ngữ để phản đối của trẻ chứ không nên kéo dài, hay cố gắng trêu chọc dể trẻ phải phản ứng mạnh hơn. Trong cuộc sống, trẻ sẽ có sự quan sát và ghi nhận những hoạt động bằng hình ảnh và ngôn ngữ xảy ra chung quanh mình. Vì vậy bố mẹ cần tích cực trong việc : – Chào hỏi nhau, chào hỏi bạn bè, họ hàng, con cái … để trẻ học và hiểu ý nghĩa các lời chào hỏi này. Và thường xuyên tác động khi gặp trẻ bằng những câu chào hỏi. – Mô tả, nói ra những nhu cầu của trẻ, những yêu cầu và hành động của bố mẹ, của những người xung quanh, giúp trẻ tăng cường vốn từ, sự hiểu biết. – Khi chơi với trẻ, hãy thường xuyên đặt câu hỏi và tự trả lời (vì trẻ sẽ không thể trả lời ngay, hay chỉ có thể phản ứng bằng hành động: gật đầu, lắc đầu, đẩy ra, đưa tay tóm lấy… ) – Thỉnh thoảng có thể dấu một món đồ đi và đặt ra câu hỏi: Con búp bê đâu rồi ? Trong việc dạy trẻ, một điều rất quan trọng là cần kết hợp giữa SỰ VUI THÍCH và YÊU CẦU. Nếu muốn trẻ học tốt, trẻ phải có sự vui thích trong khi học, vì vậy việc hướng dẫn từ ngữ nên thông qua các trò chơi là chính, phải biến đổi cả những hoạt động bình thường như ăn uống…cũng có thể trở thành những trò chơi để trẻ luôn luôn đáp ứng trong sự tự nguyện vì vui thích và mong muốn chứ không phải đáp ứng vì ép buộc hay miễn cưỡng trong sự lo lắng. Như vậy, việc lập một kế hoạch tập nói cho trẻ phải dựa trên các yếu tố sau: – Nói với trẻ, diễn giải ra bằng ngôn ngữ nói càng nhiều càng tốt. – Nói và giải thích, hỏi và trả lời một cách thật cụ thể. – Tạo ra mọi cơ hội trong mọi thời điểm và ở mọi nơi. – Chú trọng yếu tố vui thích trong mọi yêu cầu. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên xây dựng quan hệ xã hội giúp trẻ thích giao tiếp: Phát triển sự quan hệ với mọi người là một yêu cầu thiết để giúp trẻ học cách giao tiếp. Đối với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường có sự hạn chế trong việc giao tiếp với mọi người, đặc biệt là với những người thân. Vì vậy trẻ cần được tăng cường các hoạt động tiếp xúc gần gũi như trong các trò chơi, cười đùa, bồng ẵm, gây tiếng động và tiếp xúc qua ánh mắt, đặc biệt là đối với bố mẹ. Bố mẹ có thể tạo ra mối quan hệ thông qua một hoạt động cùng nhau (ăn chung, chơi chung, làm một việc gì đó trong nhà chung với nhau) hay thông qua một vật (cùng trò chuyện qua một câu chuyện kể với những con búp bê, con rối – cùng nhìn về một vật, một hình ảnh nào đó) Cùng xem tranh với trẻ, chỉ cho trẻ các hình ảnh và nhân vật với lời thuyết minh ngắn gọn rõ ràng, cụ thể và đơn giản. Nói tóm lại, nếu có thể, bạn nên yêu cầu bệnh viện có sự can thiệp thứ tư càng sớm càng tốt. Trong khi đó, tại gia đình cha mẹ cũng nên xây dựng một kế hoạch cho trẻ hòa đồng, tập nói thông qua giao tiếp với những người xung quanh như đã đề cập ở trên. Chúc bạn thành công. Chúc bé chóng bình phục Thân
Tags:Nhi Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play