eDoctor
Câu hỏi:
chào bác sĩ bé gái nhà em được 2m23d, bé nặng 6kg, dài 62cm (tăng 3,1kg và 13cm so với lúc sinh). Lúc 2 tháng bé đã lật được. Tuy nhiên lúc bé ngủ hay nằm lâu thì đổ mồ hôi đầu ướt tóc. Ngoài ra bé bú ngủ tốt, ko vặn mình. Bác sĩ cho em hỏi tình trạng đổ mồ hôi đầu của bé vậy có gì bất thường ko ạ?
Trả lời:
Chào bạn, 1.Ra mồ hôi nhiều khi ngủ vào ban đêm, gọi theo dân gian là chứng ra mồ hôi trộm, thường xuất hiện ở trẻ nhỏ (trẻ dưới 5 tuổi). Đây là tình trạng khá phổ biến, do hệ thần kinh đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển nên không đáng phải lo ngại. Mặt khác trẻ ra mồ hôi trộm cũng phụ thuộc vào sự điều hòa của hệ thần kinh. Rối loạn hệ thần kinh thực vật, hệ giao cảm cũng sẽ khiến trẻ ra mồ hôi nhiều. Hơn nữa thân nhiệt của trẻ cũng cao hơn so với người lớn nên ra lượng mồ hôi cũng được tiết ra nhiều hơn để điều hòa thân nhiệt. Vị trí ra nhiều mồ hôi có thể là vùng đầu tóc, cổ, hoặc phía sau lưng của trẻ. Một số trẻ ra nhiều mồ hôi kèm theo bứt rứt, chân ngủ không yên, hay giật mình, chán ăn, hay khuấy khóc, rụng tóc hình vành khăn, còi xương, chậm lớn… Mồ hôi nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo của tình trạng thiếu vitamin như D, Canxi, Magie… Theo mô tả của bạn bé phát triển tốt tuy nhiên bạn không nên chủ quan. Đôi khi ra mồ hôi cũng có thể do chính sự sai lầm của cha mẹ khi đắp quá nhiều chăn cho con, để phòng ngủ quá bí, ngột ngạt khiến trẻ khó lòng có một giấc ngủ sâu, ngoài ra chúng còn thấy khó chịu, trằn trọc, hay thức giấc và quấy khóc nửa đêm, làm cha mẹ lầm tưởng là bé mắc phải bệnh gì đó. Trẻ ra mồ hôi trộm thường hay bị mất ngủ 2.Mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ có đáng lo ngại? Trẻ dễ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp: Chứng đổ mồ hôi đêm ở trẻ em (không kể trường hợp do bệnh lý về tim mạch, tuyến giáp, lao phổi…) nếu không lau kịp, mồ hôi ra nhiều ướt đẫm bề mặt da và ngấm vào bên trong cơ thể, khiến trẻ bị nhiễm lạnh gây ho, viêm phế quản, viêm phổi. Và lúc này sẽ thực sự tai hại khi bé còn nhỏ mà phải dùng kháng sinh dài ngày để điều trị viêm phế quản, kháng sinh có thể diệt luôn cả hệ vi sinh đường ruột làm cho bé biếng ăn, ăn không ngon miệng, khó tiêu, đầy chướng khó chịu, sụt cân nhanh chóng. Làm tăng nặng tình trạng thiếu canxi: Ra mồ hôi nhiều cũng dẫn đến hậu quả thiếu canxi nhẹ vì trong thành phần mồ hôi có canxi. Canxi trong máu có vai trò kìm hãm sự kích thích của thần kinh, đặc biệt là cần thiết cho sự phát triển của hệ thống xương khớp của trẻ. Thiếu canxi nhẹ ở trẻ nhỏ gây khó ngủ, hay quấy khóc, dễ ọc sữa, són phân, són nước tiểu. Gây mất muối, mất nước: Nếu mồ hôi trộm ra quá nhiều, trẻ dễ bị mất các chất điện giải (rối loạn cân bằng các ion Natri, Kali...), làm cơ thể trẻ dễ khô da, nhăn, háo khát, mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy kiệt dần, dẫn đến suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn. Tình trạng ra mồ hôi khi ngủ kéo dài gây mất nước, trẻ dễ bị táo bón, tiểu ít, nước tiểu vàng, cơ thể nóng, nhiệt, rối loạn tiêu hóa, cơ thể mất trạng thái cân bằng, ảnh hưởng quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Trẻ dễ bị rôm sảy, viêm da: Ra mồ hôi nhiều còn làm lỗ chân lông giãn ra, là nơi ứ đọng các chất cặn bã, dễ bị viêm nhiễm, mụn nhọt, rôm sảy, ngứa… 3Giúp trẻ không còn mồ hôi trộm những ngày nắng nóng Bổ sung vitamin D thường xuyên cho trẻ: Nếu có dấu hiệu của tình trạng thiếu vitamin D và canxi, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin D dưới dạng uống cho con. Ngoài ra, có một cách giúp tăng cường tổng hợp Vitamin D tự nhiên, đó là cho trẻ tắm nắng 15 - 20 phút vào mỗi buổi sáng (tốt nhất là thời điểm từ 6 – 8 giờ sáng nếu mùa hè, 7 – 9 giờ sáng nếu mùa đông). Thường xuyên lau khô người bé khi đổ mồ môi: Cha mẹ nên để ý và theo dõi thường xuyên, nếu trẻ có dấu hiệu đổ mồ hôi thì nên dùng khăn mềm lau khô mồ hôi. Đồng thời nên giữ cho nhiệt độ phòng luôn thoáng mát để trẻ có thể ngủ ngon hơn và bớt ra mồ hôi vào ban đêm. Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Không nên quấn bé quá kĩ trong chăn, tã lót. Bổ sung đầy đủ nước cho bé bằng cách cho bú sữa mẹ thường xuyên và mẹ bé cũng nên uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây, thực phẩm mát, ít gia vị cay nóng Thân
Tags:Nhi KhoaSản Phụ Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play