eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bs . Bé nhà e 16thang, 15 ngày nay bé đi ị hay bị chảy máu . Bé hay láy gồng để ko phải đi ị, vậy nên 2,3 ngày phải bơm đít, và phân rất khô cứng. Bs cho e hỏi : bé e bị chảy máu như vậy thì có bị gì ko ạ, và có thuốc gì để bôi lành vết tét khi bé đi ị chảy máu ko ạ.
Trả lời:
Chào bạn, Theo bạn mô tả thì bé nhà bạn có dấu hiệu bị táo bón với biểu hiện bé sợ đi cầu, 2-3 ngày phải bơm đít mới đi cầu, phân cứng và đi cầu ra máu. Vì vậy, việc bạn cần làm bây giờ là giúp cho bé đi ngoài được dễ dàng, hết bị táo bón. Để bé đi cầu đều đặn và dễ dàng mỗi ngày thì khối lượng phân phải đủ lớn để kích thích bóng trực tràng gây cảm giác mắc đi cầu và phản xạ tống xuất, phân phải đủ mềm để đi cầu không đau, không chảy máu, không làm bé sợ mà nín không dám đi. Ngoài ra, nhu động ruột phải đủ mạnh để tống chất thải xuống và tống ra ngoài. Để cả quá trình này dễ dàng, chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng phải phù hợp với bé. Để khối phân đủ lớn, bạn cần tăng thêm chất xơ trong thức ăn. Bạn kiểm tra lại xem chế độ ăn của bé đã đủ chất xơ hay chưa? Bạn có thể bổ xung chất xơ cho bé bằng cách tăng cường cho bé ăn rau và hoa quả. Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ. Với trẻ lớn không nên cho bé ăn các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm, ăn nhiều bánh kẹo ngọt, uống nước có gas, cà phê… Bạn có thể chia nhỏ bữa ăn của bé ra thành nhiều bữa để có thể tăng lượng rau lên thêm nữa. Ngoài ra thêm trái cây có nhiều xơ sau bữa ăn. Bạn cũng cần xem lại chế độ sữa cho bé, xem lại cách pha hay thành phần xem có phù hợp với bé không hay có chất gây táo bón cho bé. Để phân mềm, các thức ăn phải cân đối về thành phần, một số loại khi dư thừa sẽ gây táo bón, chẳng hạn quá dư đạm, một số dạng chất béo, nhiều canxi hay sắt… Thiếu nước cũng là nguyên nhân làm phân rắn hơn. Ngoài ra, như trường hợp bé của bạn, bị bón, sau một thời gian đi cầu bị đau sẽ có xu hướng nín đi cầu, nên phân bị ứ trong ruột già bị hút nước càng khô cứng hơn, bé càng sợ đi cầu hơn. Việc bạn dùng thuốc làm mềm phân và bơm hậu môn tạo phản xạ đi cầu đều đặn, tránh ứ phân trong thời gian đầu mới điều trị có thể giúp bé đi cầu được dễ dàng. Tuy nhiên, thuốc nhuận tràng dùng lâu dài có thể bị giảm tác dụng, đòi hỏi tăng liều dần, dùng nhiều có thể gây chướng bụng do bị vi khuẩn trong đại tràng lên men nên cũng không phải là giải pháp lâu dài và cơ bản. Nhu động ruột liên quan nhiều đến vận động chủ động của bé. Bé cần đi, đứng, chạy nhảy thường xuyên. Những bé lười vận động, thích ăn ngọt, ăn thịt, ăn cơm mà không thích ăn rau trái cây cũng dễ bị bón hơn các bé khác. Bạn nên tập cho bé đi đại tiện đúng giờ quy định, chọn thời gian lúc nào bé không vội, thường nên chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng, nên tránh bắt trẻ ngồi bô hoặc ngồi bệ xí quá lâu. Với trường hợp của bé bị nứt hậu môn do táo bón bạn cần rửa sạch hậu môn, bôi dung dịch natri bạc 2%. Nếu bé không đỡ, bạn cần cho bé đi khám để đánh giá và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, bên cạnh dùng thuốc phải có những biện pháp thay đổi cơ bản trong sinh hoạt để có hiệu quả lâu dài và an toàn cho bé nhé. Chúc bé chóng bình phục
Tags:Nhi KhoaNội KhoaTiêu Hóa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play