eDoctor
Câu hỏi:
cháu chào bác sĩ bé nhà cháu 3,5 tháng được 6kg, dài 62cm vì cháu ít sữa nên bé vừa ti mẹ vừa ti sữa ngoài 3 tuần trở lại đây bé biếng ăn, 6-8h k chịu ăn. chân tay lạnh,ra mồ hôi trộm, tóc rụng vành khăn mặc dù cháu đã bổ sung vtm d3 cho bé từ 1 tháng tuổi bé nhà cháu có phải thiếu canxi không ạ, cháu phải bổ sung thêm gì cho bé không
Trả lời:
11 dấu hiệu trẻ sơ sinh thiếu canxi các mẹ cần phải lưu ý Trẻ sơ sinh thiếu canxi là một vấn đề không hề đơn giản. Vậy là cách nào để nhận biết trẻ đang bị thiếu canxi để bổ sung đủ lượng canxi cho trẻ thì không phải bà mẹ nào cũng biết. Canxi là một chất đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển về thể chất của bé, tham gia vào phần lớn các hoạt động của cơ thể và tế bào, trong đó 99% tồn tại trong xương và răng, chỉ có 1% tồn tại trong máu. Những trẻ bị thiếu canxi trong giai đoạn sơ sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển, bé có thể dễ bị bẹp đầu, hay quấy khóc, những trường hợp trẻ sơ sinh thiếu canxi nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Những trẻ lớn hơn bị thiếu canxi sẽ bị chậm phát triển về chiều cao, thậm chí gây còi xương. Ngoài ra, khi trẻ bị thiếu can xi trong giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi còn có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển về hình dáng cơ thể như: bị vẹo cột sống, hay chân vòng kiềng. Theo khuyến cáo của viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, mỗi ngày người lớn cũng như trẻ em cần cung cấp cho cơ thể khoảng 500mg canxi, với phụ nữ mang thai và cho con bú thì nhu cầu tăng gấp đôi (khoảng 1.00 – 1.200mg/ngày/người). Theo khuyến cáo của Viện Y khoa Mỹ thì tùy theo từng độ tuổi, nhu cầu canxi ở trẻ theo từng độ tuổi cũng sẽ khác nhau: • Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi : 210mg canxi • Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: 270mg canxi • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 500mg canxi • Trẻ từ 4 - 8 tuổi: 800mg canxi Theo đó, những trẻ sơ sinh thiếu canxi chính là không được cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Điều này về lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ xương và sự hình thành của răng bé sau này, bộ răng sẽ xấu về thẩm mỹ, kém về chất lượng và hiệu quả cũng sẽ không tốt. Những biểu hiện thiếu canxi ở trẻ sơ sinh Các bác sĩ chuyên khoa nhi cho biết, mặc dù 90% lượng canxi tồn tại trong răng và xương, chỉ 1% là trong các tế bào máu nhưng cơ thể lại cực kỳ coi trọng lượng canxi này và nó cũng có ý nghĩa sống còn đối với cơ thể người nói chúng, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Khi canxi trong tế bào máu bị thiếu, cơ thể sẽ chuyển lượng canxi từ xương ra để lấp đầy. Nhưng nếu trong máu không có canxi thì cơ thể gần như ngừng hoạt động, từ đó gây nên những cơn co giật nguy hiểm đến tính mạng. Với trẻ sơ sinh thiếu canxi sẽ có những biểu hiện ra bên ngoài như: 1. Khó ngủ, ngủ không ngon giấc Trẻ bị thiếu canxi có thể gây nên tình trạng bé bị khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc, canxi giúp điều tiết sự cân bằng giữa trạng thái hưng phấn và ức chế của vỏ não. Khi cơ thể thiếu canxi sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất của hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tình trạng vỏ não liên tục trong trạng thái hưng phấn, khiến trẻ đến giờ ngủ vẫn không thể nào ngủ được. 2. Bé biếng ăn, chán ăn Thiếu canxi có thể khiến trẻ bị biếng ăn (Nguồn: Internet) Khi hàm lượng canxi dung nạp vào trong cơ thể không đủ sẽ khiến bé ăn uống không ngon, thậm chí biếng ăn, chán ăn. 3. Giật mình khóc đêm Bởi vì canxi thiếu làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của hệ thần kinh trung ương, hoạt chất làm chậm dẫn truyền thần kinh làm thư giãn não, khiến cho giấc ngủ sâu bị ức chế, và làm trẻ hay giật mình, khó ngủ, ngủ hay mơ màng, bất an. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị co thắt thanh quản gây khó thở, bị ọc sữa do co thắt dạ dày… 4. Nhận thức chậm và khó thích ứng xung quanh Đây cũng là một trong các triệu chứng trẻ sơ sinh thiếu canxi. Khi trẻ bị thiếu canxi sẽ rất dễ bị rối loạn tâm lý, phát triển chậm. Điều này có thể dẫn đến bé nhận thức chậm hơn so với trẻ khác, sự phản xạ cũng kém hơn. Nhiều bé còn có biểu hiện không quan tâm đến mọi vật và những người xung quanh. 5. Đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm Trẻ sơ sinh thiếu canxi và vitamin D trong giai đoạn mới sinh thường gặp phải tình trạng đổ mồ hôi trộm. Nguyên nhân đây là giai đoạn hệ xương phát triển mạnh mẽ nhất. Ngoài ra trẻ sinh non, trẻ sinh nhẹ cân, trẻ mắc các chứng bệnh nhiễm khuẩn, trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, trẻ còi xương… là những đối tượng rất dễ bị thiếu hụt vitamin D. Do đó, nếu thấy trẻ thường hay ra mồ hôi nhiều ở trán, vùng gáy ngay cả khi thời tiết đang lạnh, đặc biệt là lúc trẻ ngủ hay trẻ rụng tóc ở phần sau gáy thì cần xem xét trẻ có bị thiếu canxi hay vitamin D hay không nhé! 6. Bé hay bị nhức mỏi, đau chân Canxi là thành phần chính của xương và răng, thiếu canxi làm cho xương của trẻ bị yếu, xương không nâng đỡ cơ thể tốt sẽ khiến cho bé thường có những biểu hiện đau nhức xương đặc biệt là ở chân và tay trong lúc di chuyển hay phải mang vác một vật gì đó. Ngoài ra, trẻ hay bị chuột rút ở chân cũng có thể là do trẻ đang bị thiếu canxi. Triệu chứng này hoàn toàn có thể nhận biết dễ dàng ở những trẻ lớn từ 18 tháng tuổi trở lên. 7. Hay nấc cụt, ọc sữa Những bé hay có những cơn co thắt thanh quản gây khó thở, nấc cụt, ọc sữa…cũng có thể là hiện tượng trẻ sơ sinh thiếu canxi. Những trường hợp nặng còn có thể ngưng thở hoặc thở nhanh, thậm chí làm tăng nhịp tim, gây suy tim. 8. Rụng tóc vành khăn Biểu hiện thường gặp ở trẻ sơ sinh thiếu canxi là bé rụng tóc hình vành khăn (Nguồn: Internet) Hiện tượng bé rụng tóc hình vành khăn (tóc đằng sau gáy không mọc) có thể là dấu hiệu sớm của còi xương mà nguyên nhân là do thiếu vitamin D dẫn đến rối loạn chuyển hóa canxi. Tình trạng này có thể gặp ở những bé suy dinh dưỡng và cả những trẻ mập mạp. 9. Trẻ biết đi muộn, bị biến dạng xương và khớp Hầu hết tình trạng thiếu canxi ở trẻ sơ sinh điều có biểu hiện ở khu vực chân. Thường thấy nhất làm chân cong hình chữ O, chữ X, cơ bắp lỏng lẻo, yếu mềm. Tình trạng này khiến bé biết bò, đứng, đi muốn hơn so với các bạn đồng trang lứa. 10. Thóp liền quá muộn Thóp là vùng mềm giữa xương sọ bên trên trán củatrẻ sơ sinh. Thông thường thóp sẽ khép lại khi trẻ được 12–18 tháng tuổi. Tuy nhiên với hiện tượng thóp đóng lại muộn có thể là dấu hiệu trẻ thiếu canxi khiến trẻ còi xương, suy dinh dưỡng hoặc não to bất thường. 11. Sâu răng, răng mọc chậm Thiếu hụt canxi trong cơ thể cũng ảnh hưởng đến răng, gây sâu răng. Trẻ em thiếu canxi có thể khiến răng mọc trễ hơn so với các bé cùng tuổi. Răng có thể bị lệch, so le, bố trí không đều khoảng cách giữa các răng. Răng lỏng, sớm rụng cũng là biểu hiện thiếu hụt canxi ở trẻ. Trẻ sơ sinh thiếu canxi bổ sung như thế nào ? Cơ thể mất hàm lượng canxi mỗi ngày qua da, mồ hôi, nước tiểu…tuy nhiên, cơ thể lại không thể tự sản xuất canxi mới. Do đó, việc bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là rất cần thiết và việc này chỉ nên được xác định bởi các bác sĩ chuyên khoa nhi và chuyên khoa dinh dưỡng, tùy theo từng độ tuổi bé để giúp bổ sung canxi hợp lý. Với những trẻ dưới 6 tháng tuổi Trẻ dưới 6 tháng nên cho bú sữa mẹ hoàn toàn (Nguồn: Internet) Sữa mẹ chính là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, những bé dưới 6 tháng tuổi nên được bú mẹ hoàn toàn để cung cấp đủ lượng canxi cần thiết. Nếu không có điều kiện cho con bú, mẹ cũng có thể sử dụng các loại sữa công thức giàu canxi cho bé trong giai đoạn này. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi cũng có thể ăn sữa chua được chế biến từ các loại sữa công thức phù hợp. Với bé đã bắt đầu ăn dặm Với những bé đã lớn và bắt đầu ăn dặm thì hầu như sữa mẹ đã không còn đủ canxi cho bé. Lúc này mẹ nên bổ sung thêm canxi cho trẻ thông qua các loại thực phẩm giàu canxi như: cá, đậu hũ, bông cải xanh, chuối, cam.. Ở giai đoạn này, bé cũng có thể ăn các những loại sữa chua được bán trên thị trường. Tắm nắng cho trẻ Nguồn cung cấp vitamin D đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu trong việc bổ sung canxi cho trẻ chính là tắm nắng. Trẻ mới sinh ra được 1 tuần có thể được tắm nắng để bổ sung vitamin D. Thời điểm tắm nắng lý tưởng nhất chính là từ 6 – 8 giờ sáng, vì lúc này tia hồng ngoại và tia cực tím khá yếu. Những lưu ý khi bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh • Tất cả trường hợp bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh theo dạng thuốc cần có sự cho phép của bác sĩ. • Việc bổ sung canxi dạng thuốc nên chọn loại dễ hấp thu và không gây kích ứng da. Đặc biệt, cần tuân thủ theo đúng liều lượng cho phép để tránh tình trạng thừa canxi. • Các loại thực phẩm giàu canxi như cá, lòng đỏ trứng, sữa chua... nên được ưu tiên. • Hàm vitamin D trong sữa công thức nhiều hơn sữa mẹ, do đó những bé bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc uống ít hơn 900gr sữa công thức mỗi ngày cần phải bổ sung thêm vitamin D cho cơ thể. Trẻ em thiếu canxi lâu dài có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, chính vì thế các mẹ cần nắm bắt được triệu chứng trẻ thiếu canxi để bổ sung kịp thời giúp trẻ có thể phát triển toàn diện về thể lực lẫn trí lực. Và Chế độ dinh dưỡng bà mẹ đang nuôi con bú Ngày nay, khoa học đã chứng minh việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất dành cho trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại lợi ích thiết thực cho cả mẹ và bé. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng nên cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ sau khi sinh và nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn bổ sung từ tròn 6 tháng tuổi kết hợp với bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi. Trong giai đoạn nuôi con bú chế độ dinh dưỡng của bà mẹ ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe của con: Trong giai đoạn nuôi con bú, chế độ dinh dưỡng tốt của bà mẹ chính là để bảo đảm bà mẹ có đủ sữa nuôi con. Như vậy, bà mẹ đang nuôi con bú cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, và không quên rằng chế độ lao động, nghỉ ngơi kết hợp với một trạng thái tinh thần tâm lý thoải mái cũng là một yếu tố quan trọng để bảo đảm có đủ sữa nuôi con. Thành phần sữa mẹ nói chung là tương đối hằng định ở tất cả các bà mẹ và nguồn năng lượng dự trữ của bà mẹ luôn được huy động để sản xuất sữa khi cần, tuy nhiên nhiều nghiên cứu khẳng định là dinh dưỡng của bà mẹ có ảnh hưởng nhất định đến một số vi chất cũng như lượng sữa tiết ra của bà mẹ. Nếu chế độ ăn của bà mẹ thiếu vitamin (đặc biệt là B1, A và D…) thì các vitamin này cũng sẽ thiếu trong sữa của những người mẹ đó. Ngay sau sinh, trong vòng 1 tháng đầu, bà mẹ cần được bổ sung vitamin A (viên 200.000 đơn vị) để có thể đủ cung cấp lượng vitamin A cần thiết trong sữa cho con. Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu, lượng kháng thể của con là do người mẹ cung cấp trực tiếp qua sữa mẹ, vì thế bảo đảm đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho mẹ cũng chính là cách phòng bệnh tốt nhất cho con. Trẻ được nuôi dưỡng đầy đủ hoàn toàn bằng nguồn sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời trẻ sẽ phát triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ, trẻ có sức đề kháng tốt, ít mắc các bệnh nhiễm trùng, khi lớn lên ít mắc các bệnh mạn tính không lây. Nhu cầu dinh dưỡng của bà mẹ đang nuôi con bú Bà mẹ sau khi sinh con, mặc dù nguồn dinh dưỡng dự trữ trong thời gian mang thai vẫn chưa phải tiêu thụ hết nhưng trước khi sinh con cũng như trong quá trình sinh nở, bà mẹ đã mất khá nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng qua mất máu khi sinh đẻ, huy động các chất dinh dưỡng để sản xuất sữa non trong những tháng cuối của kỳ thai và tiếp tục bài tiết sữa để nuôi con ngay sau khi sinh…do đó, nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của bà mẹ đang nuôi con bú là khá cao, thậm chí còn cao hơn so với thời kỳ thai nghén. Nhu cầu về năng lượng: Nếu so sánh ở cùng một nhóm tuổi và cùng một mức độ hoạt động thể lực thì nhu cầu năng lượng của bà mẹ đang nuôi con bú sẽ cao hơn khoảng 500 Kcal so với phụ nữ lúc bình thường (tức là khi chưa mang thai và khi không phải đang nuôi con bú), năng lượng này tương đương với khoảng 3 lưng bát cơm cùng với thức ăn hợp lýchia vào các bữa ăn trong ngày. Nhu cầu năng lượng của bà mẹ trong thời kỳ nuôi con bú còn phụ thuộc vào tình trạng hoạt động thể lực và mức tăng cân trong thời kỳ mang thai, cụ thể: - Người mẹ trước và trong thai kỳ có chế độ dinh dưỡng tốt, đạt mức tăng cân từ 10 - 12kg: Cần ăn nhiều hơn để đảm bảo nhu cầu năng đạt mức 2260 Kcal/ ngày đối với người lao động nhẹ và 2550 Kcal/ngày đối với người lao động trung bình. - Người mẹ trước và trong thai kỳ có chế độ dinh dưỡng chưa tốt, có mức tăng cân ít hơn 10kg: Cần phải cố gắng ăn nhiều và đa dạng hơn các loại thực phẩm khác nhau, để đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng khi đang nuôi con bú. Nhu cầu về chất đạm (Protein): Lượng chất đạm cần được cung cấp đầy đủ trong quá trình cho con bú theo khuyến cáo cho người Việt Nam: Trong 6 tháng đầu, ăn thêm 19 gam/ngày so với nhu cầu bình thường, nâng tổng số lên 79g/gam ngày. Trong 6 tháng tiếp theo, thêm 13g/ngày, nên tổng lượng chất đạm cần cung cấp trong 1 ngày là 73g. Lượng protein động vật nên đạt ≥ 30% protein tổng số. Nên lựa chọn các thực phẩm có protein chất lượng cao như thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ… Số lượng đạm trong thực phẩm có thể ước tính như sau: cứ 100g thịt/cá cung cấp khoảng 20g đạm (protein), 100g đậu phụ cung cấp khoảng 10g đạm. Nên sử dụng 6,5 đơn vị sữa/ngày (uống sữa hoặc ăn các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phomai). Nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần. Nhu cầu chất béo (Lipid): Lượng chất béo ăn vào cần cung cấp 20-30% năng lượng khẩu phần. Khuyến khích sử dụng các chất béo có nhiều các axit béo không no chuỗi dài nhiều nối đôi như n3, n6, EPA, DHA (có nhiều trong một số loại dầu thực vật, dầu cá, một số loại cá mỡ). Lượng chất béo này rất quan trọng cho sự phát triển tối ưu trí não và thị lực của bé. Cứ 1g chất béo sẽ cung cấp năng lượng vào khoảng 9Kcal. Vitamin và khoáng chất: Các vitamin và khoáng chất rất cần bổ sung cho người mẹ nuôi con bú. Ngoài việc bổ sung bằng các thực phẩm tự nhiên trong bữa ăn hàng ngày cần đủ rau xanh (≥400g trái cây, rau củ/ngày) và đủ chất xơ để tránh táo bón. Nhu cầu về nước: Để sản xuất đủ sữa, bà mẹ đang nuôi con bú cần uống đủ nước, trung bình khoảng 2,0 – 2,5 lít nước/ngày (tương đương với 12 đến 15 cốc nước). Chế độ dinh dưỡng hợp lý của bà mẹ đang nuôi con bú: Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng trong ngày của bà mẹ đang nuôi con bú nên tuân theo Tháp dinh dưỡng hợp lý dành cho bà mẹ đang nuôi con bú như sau: Một số hướng dẫn cụ thể về chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ đang nuôi con bú: - Ăn tăng bữa: Bởi nhu cầu năng lượng cao, cùng với yêu cầu được cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm cả các vi chất dinh dưỡng, nên khẩu phần cả ngày của bà mẹ đang cho con bú nên được chia làm nhiều bữa trong ngày (trung bình chia ra 3-6 bữa/ngày). - Ăn đa dạng: Bữa ăn cần đa dạng các loại thực phẩm (ít nhất có mặt 10-15 loại thực phẩm) với đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (chất bột đường; chất đạm; chất béo; và nhóm vitamin/khoáng chất). Khẩu phần cũng cần cung cấp đủ nhu cầu canxi (1300mg/ngày), lượng canxi này vừa để cung cấp cho trẻ thông qua sữa mẹ vừa để phòng tránh mất canxi trong xương của chính người mẹ. Ngoài các thực phẩm giàu can xi khác (như thịt; cá; trứng; các loại thủy hải sản…) bà mẹ cần sử dụng 6,5 đơn vị sữa mỗi ngày (1 đơn vị sữa tương đương với 100ml sữa dạng lỏng pha chuẩn, hoặc 15g pho mai hoặc 1 cốc sữa chua 100g), mỗi đơn vị sữa sẽ cho ta khoảng 100mg canxi. Trong trường hợp cần thiết, người mẹ cần tuân thủ chỉ định của thầy thuốc về bổ sung các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, kẽm, vitamin D và Canxi. Uống đủ nước, trung bình khoảng 2,0 – 2,5 lít nước/ngày (tương đương với 12 đến 15 cốc nước). Ngày nay, để nhấn mạnh đến tính đa dạng của thực phẩm trong khẩu phần ăn, cũng như chú trọng các loại thực phẩm có các yếu tố bảo vệ sức khỏe (có nhiều trong các loại hạt, rau, củ, quả…), người ta còn chia thực phẩm ra làm 8 nhóm (xem hình): Để vừa bảo đảm tính đa dạng lại vừa bảo đảm sự có mặt của ít nhất 5 trong số 8 nhóm thực phẩm ở trên cho mỗi bữa ăn của các bà mẹ, căn cứ vào chức năng dinh dưỡng của mỗi nhóm, người ta xếp 8 nhóm trên vào 5 vòng tròn sau đây, các bà mẹ có thể dễ dàng lựa chọn các thực phẩm cho mỗi bữa ăn của mình, sao cho luôn có mặt đủ cả 5 đại diện từ 5 vòng tròn sau: - Bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết: ngay sau khi sinh hoặc chậm nhất trong vòng 1 tháng đầu sau đẻ, bà mẹ được khuyên dùng 1 viên vitamin A liều cao (200.000UI), ngoài ra các bà mẹ vẫn nên tiếp tục sử dụng viên sắt hoặc viên đa vi chất (ít nhất là duy trì 1 tháng đầu sau đẻ). - Lao động nghỉ ngơi hợp lý, vui vẻ lạc quan: Cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, bà mẹ cần luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, lạc quan. Có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý. Ngủ đủ giấc, bảo đảm ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Trong giai đoạn đang nuôi con bú, bà mẹ rất cần có sự quan tâm hỗ trợ của các thành viên trong gia đình, cũng như sự quan tâm giúp đỡ của cơ quan, cộng đồng tạo điều kiện để bà mẹ được thực hiện đầy đủ quyền được nuôi con bằng sữa mẹ. - Không kiêng khem quá mức; Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: Do nhiều nơi còn có những phong tục, tập quán khác nhau mà bắt bà mẹ phải kiêng khem nhiều thứ trong thời kỳ đang cho con bú. Ví dụ: sau đẻ chỉ cho bà mẹ ăn cơm với muối trắng, kiêng thịt, cá vì sợ “tanh” làm con bị tiêu chảy (!), điều này là không cần thiết và không có cơ sở khoa học. Các bà mẹ cho con bú sẽ giảm cân tốt hơn so với các bà mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ do mỡ tích lũy trong thời gian mang thai sẽ được chuyển hóa thành sữa cho con bú. Do đó các bà mẹ không chủ động ăn kiêng trong giai đoạn này vì người mẹ sẽ cần có bữa ăn đa dạng, nhiều năng lượng hơn bình thường để đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình và tạo đủ sữa cho con. Vào giai đoạn này, muốn giảm cân, bà mẹ chỉ cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập thể dục đều đặn mỗi ngày, đồng thời, giảm bớt lượng đường trong khẩu phần. - Bà mẹ đang nuôi con bú không nên sử dụng các loại thức uống, đồ ăn có tính chất kích thích, như: rượu, bia, cà phê; Hạn chế ăn các thức ăn có nhiều gia vị (hành, tỏi, ớt…). Không ăn các thức ăn dễ ôi thiu hoặc nghi ngờ ôi thiu vì dễ gây ngộ độc. - Việc sử dụng thuốc: trong thời kỳ đang nuôi con bú, các bà mẹ cần thận trọng khi sử dụng thuốc, nhất là các loại thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tố, thuốc tác động lên hệ thần kinh…, nhìn chung trong giai đoạn này khi sử dụng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ và nhất thiết phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Chúc các bà mẹ có một chế độ dinh dưỡng tốt để bảo đảm có đầy đủ sữa nuôi con, mang lại sức khỏe tốt nhất cho mẹ và sự phát triển tối ưu của con
Tags:Nhi KhoaNội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play