eDoctor
Câu hỏi:
Bác sĩ cho em hỏi: bé em được 1 tháng tuổi, đẻ mổ. Gần đây bé hay ọc sữa nhiều. Mỗi lần bú xong là bé vặn mình,vặn rất nhiều, đến đỏ mặt, nhiều đến lúc ọc sữa hay đi ngoài mới chịu ngưng. Bé cũng hay giật mình rất nhiều. Bé bú mẹ hoàn toàn. Giấc ngủ bé cũng khá ngắn khoảng tiếng rưỡi là dậy. Bé bú bình thường khoảng 2 đến 3 tiếng bé bú 1 lần. Lần 10 đến 15 phút. Mấy hôm nay e có mua hộp thuốc Motilium 30ml về cho bé uống nhưng tình trạng không khá lắm. Mong bác sĩ tư vấn giúp bé em có vấn đề gì về tiêu hóa hay không? Hay bé bị bênhh gì? Em có nên sử dụng thuốc gì cho bé hay không? Em cảm ơn.
Trả lời:
Chào em Trẻ sơ sinh bị nôn trớ hay còn gọi là bị ọc sữa là hiện tượng thường gặp ở các bé từ 1-2 tháng tuổi có hệ tiêu hóa còn non yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ nên khi bú, bé dễ nuốt hơi vào dạ dày. Lượng hơi “dư thừa” này không chỉ làm bé dễ no hơn mà còn làm trẻ hay ọc sữa khi được mẹ đặt nằm nghiêng. Theo mô tả của em, có thể bé bị nôn trớ là do mẹ mắc phải một số sai lầm khi cho bé ăn và chăm sóc như: - Cho trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, ép ăn quá ngưỡng - Cho trẻ bú mẹ không đúng tư thế, hoặc bú bình chưa đúng cách, làm trẻ nuốt phải nhiều khí vào dạ dầy gây nôn trớ. - Trẻ vừa ăn no đã đặt trẻ nằm ngay - Quấn tã chăn quá chặt, băng rốn chặt Đây là hiện tượng nôn trớ cơ năng và có thể khắc phục bằng cách điều chỉnh lại chế độ ăn uống và chế độ chăm sóc, theo dõi tại nhà như: - Mẹ nên thực hiện tư thế bú đúng, cách ngậm bắt vú đúng - Cho bé bú từ từ, đủ cữ, không ép bé bú quá no - Nếu mẹ cho bé ăn hỗn hợp thì phải thực hiện đúng cách cho trẻ bú bình, cách pha sữa - Khi bé đã ăn no, không nên đặt bé nằm ngay mà bế bé theo đứng thẳng, mặt quay vào vai mẹ, mẹ vỗ nhẹ sau lưng bé cho bé ợ hơi. Không bế xốc bé hoặc đùa với bé khi bé vừa ăn no. - Giữa hai bữa ăn, massage quanh rốn nhẹ nhàng làm giảm co bóp dạ dầy hạn chế nôn trớ. Massage bụng mạnh và sâu theo đường đi của khung đại tràng giúp tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, giúp bé bài tiết phân đều đặn hàng ngày, làm giảm chướng bụng và nôn trớ. Mẹ có thể đến các phòng khám nhi để được hướng dẫn cách massage này. Sau khi đã điều chỉnh mà nôn trớ không cải thiện và còn kèm theo các dấu hiệu bất thường như bé bị sốt, quấy khóc liên tục, lơ mơ, co giật, nôn liên tục, chất nôn bất thường có máu hay dịch mật (xanh, vàng)… cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị phù hợp nhé. Chúc bé ngoan, khỏe, hay ăn chóng lớn
Tags:Nhi KhoaNội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play