Câu hỏi:
con em dc 32thang nhưng mà chân của bé đi vẫn dc nhưng hơi bị công vậy hỏi bác sĩ có bị sao ko ạ
Trả lời:
Chào em
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, em cần phân biệt hai trường hợp là cong chân sinh lý và bệnh lý.
Phần lớn, các bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đều bị cong chân sinh lý do tư thế nằm ở trong bụng mẹ. Cho đến khi bé 1 tuổi, chân bé sẽ tự thẳng ra do khi đó bé vận động và đi nhiều, nên xương tự điều chỉnh. Hình dáng của đôi chân càng trở nên rõ rệt khi bé bắt đầu đứng và tập đi. Bởi bé chưa biết cách giữ thăng bằng thành thạo như người lớn, đầu gối sẽ cong để giúp giảm té ngã. Điều này càng khiến chân bé trông có vẻ cong hơn. Đôi chân sẽ dần dần bớt cong khi bé lớn lên. Mặt khác, việc đi đứng thành thạo cũng khiến dáng bé trở nên ngay ngắn hơn, và mẹ sẽ từ từ mất cảm giác rằng chân con bị cong. Ở tuổi lên 3, hầu hết các bé đã không còn dấu vết của đôi chân vòng kiềng nữa. Cho đến 7, 8 tuổi, đôi chân đã mang dáng dấp hoàn chỉnh và giữ nguyên cho đến khi trưởng thành.
Nếu sau 3 tuổi chân bé vẫn có những biểu hiện vòng kiềng, chân của bé cong từ trên đùi xuống bàn chân, bạn nên đưa con đi khám. Bé sẽ được xét nghiệm máu để chắc chắn có bị thiếu vitamin D không và việc chụp X-quang cũng cần thiết để đưa ra kết luận về các căn bệnh liên quan đến xương (nếu có).
Chúc bé khỏe mạnh, phát triển toàn diện
Tags:Nhi KhoaNội Khoa