eDoctor
Câu hỏi:
thưa bác sĩ bé được 1 tháng bé hay bị nổi nốt ở 2 má và cằm giống như bị hăm sữa mấy ngày lại hết .nhưng mấy ngày nay do trời lạnh nên nó không hết mà nổi mẫn đỏ lên như hinh ay .có phải trời lạnh nên bé bị nẻ không ạ bé không khóc vân ngoan ạ
Trả lời:
Chào bạn Không biết khi bé bị như vậy bé có thấy ngứa ngáy khó chịu không nhưng theo hình ảnh bạn gửi kèm theo thì nghĩ nhiều đến việc bé đã bị chàm. Da trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng manh. Do cấu trúc chưa ổn định, hàng rào biểu mô chưa trưởng thành nên rất dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng. Ở những bé dưới 6 tháng tuổi, chàm thường xuất hiện ở trên mặt gồm má, cằm, trán và da đầu. Bệnh có thể lan rộng đến các vùng da khác trên cơ thể nhưng không xuất hiện ở những vùng tã, nơi da được giữ ẩm. Da ở giai đoạn này có xu hướng hồng ban, nổi mụn nước, nứt nẻ. Cách tốt nhất để kiểm soát bệnh chàm là tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và các yếu tố khiến bệnh khởi phát để phòng tránh. Việc điều trị nhằm giảm triệu chứng bệnh chàm như giảm ngứa, giảm khô da. Trong trường hợp chàm diện tích lớn, nhiễm trùng bác sĩ có thể kê toa để dùng kháng sinh. Vì vậy, bạn có thể đưa bé đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp. Đồng thời trong thời gian này, bạn có thể dùng các loại kem dưỡng ẩm có chứa thành phần dầu và nước, trong đó lượng dầu nhiều hơn như cetaphil, vaseline, lanolin,… hoặc có thể là dầu dừa tinh chất để dưỡng ẩm cho em bé. Nên bôi một lớp dày lên da của trẻ 2 lần/ ngày. Tốt nhất là giữ ẩm của bé trong 3 phút sau khi tắm để có hiệu quả cao nhất. Để phòng tránh bệnh cho bé, cha mẹ cần phải chăm sóc trẻ đúng cách như sau: - Tắm và dưỡng ẩm: Tắm rửa sạch sẽ cho bé hàng ngày nhưng đừng dùng nước quá nóng vì nước nóng sẽ làm da mất đi độ ẩm tự nhiên. Chỉ nên dùng xà phòng dịu nhẹ để tắm cho bé. Không để trẻ ngâm mình trong xà phòng. Sau khi tắm xong nên thấm khô bằng khăn mềm, không lau quá kĩ hoặc chà quá mạnh. Ngay sau đó phải bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ luôn. - Mặc quần áo cho trẻ bằng vải bông mềm. - Tránh sử dụng các sản phẩm có mùi thơm vì chúng chứa nhiều hương liệu hóa học. - Cắt móng tay của trẻ ngắn và đeo bao tay khi ngủ để tránh trường hợp trẻ cào gãi gây nhiễm trùng da. - Loại bỏ các chất kích thích và gây dị ứng như lông thú, bụi bẩn, các đồ ăn, sữa khiến bệnh nặng hơn, - Tránh để trẻ đổ mồ hôi quá nhiều. Đưa trẻ đi khám nếu sau khi đã áp dụng các biện pháp trên mà bệnh vẫn không đỡ, trẻ bị ngứa tăng lên, bứt rứt khó chịu hoặc các vết chàm bị bội nhiễm do trẻ gãi nhiều. Chúc bé chóng bình phục, hay ăn chóng lớn
Tags:Nhi KhoaNội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play